Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt, giữ người trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?

NGƯỜI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ BẮT, GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ người trái pháp luật là một trong những hành vi phạm tội nghiêm trọng, xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hành vi này đe dọa tính công bằng và quyền tự do của người bị giam, giữ. Vậy tội phạm này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

1. Thế nào là lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật?

Người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự là những người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức khác có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt giữ, giam người trái pháp luật là hành vi của những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ra lệnh, quyết đinh; không ra lệnh, quyết định hay thực hiện hành vi bắt, giữ người không đúng quy định, trái pháp luật.

2. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật được quy định tại Điều 377 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Theo đó, tội phạm này có những dấu hiệu pháp lý sau đây:

Về chủ thể của tội phạm:

Đây là một chủ thể đặc biệt: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật. Đây là những người có chức vụ quyền hạn, đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Không ra quyết định trả tự do: Khi không đủ căn cứ để khởi tố, truy tố hoặc hết thời hạn tạm giam, tạm giữ mà không ta quyết định trả tự do cho người bị tạm giam, tạm giữ.

+ Quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật: Ra quyết định khi không có đầy đủ căn cứ.

+ Không chấp hành quyết định trả tự do: Khi có quyết định trả tự do cho người được trả tự do nhưng người có thẩm quyền lại không chấp hành quyết định.

+ Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quy định nhưng chưa có hiệu lực thi hành.

+ Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật: Mặc dù biết hậu quả xảy ra, họ vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Đây là tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.

3. Khung hình phạt của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ người trái pháp luật

Căn cứ Điều 377 Bộ luật Hình sự 2015 thì Tội dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật có 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Người phạm tội này có thể phải chịu khung hình phạt tù thấp nhất từ 06 tháng đến 03 năm hoặc mức tối đa lên đến 12 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Tình huống thực tế

Trưởng cơ quan điều tra A đã bắt giữ người A với lý do nghi ngờ liên quan đến một vụ án. Tuy nhiên, sau khi điều tra, không có đủ căn cứ để tiếp tục giữ người A. Thay vì trả tự do cho người A, Trưởng cơ quan điều tra A quyết định không ra quyết định trả tự do và tiếp tục giữ người A trái pháp luật.

Phân tích dấu hiệu pháp lý:

+ Chủ thể: Trưởng cơ quan điều tra A là người có chức vụ và quyền hạn trong việc ra quyết định trả tự do cho người bị giam.

+ Hành vi vi phạm: Không ra quyết định trả tự do cho người A theo quy định của pháp luật.

+ Khách thể: Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến quyền tự do của người A.

Khung hình phạt: Theo Điều 377 Bộ luật Hình sự, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu hậu quả nghiêm trọng, hình phạt có thể tăng lên từ 2 đến 7 năm

Trên đây là ý kiến của chúng tôi về “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ ngươi trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?” . Công ty Luật HTC Việt Nam hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Sùng Thị Sơ/...; Ngày viết: 30/03/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: http://htcvn.vn ; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015

Vấn đề đồng phạm, biện pháp tạm giam, tạm giữ

Tư vấn về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành

Tổng hợp 20 bản án và quyết định giám đốc thẩm các tội phạm về chức vụ



Gọi ngay

Zalo