Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Tư vấn thành lập, thực hiện các thủ tục đăng ký Doanh nghiệp trọn gói; Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, Tư vấn chuyển đổi loại hình kinh doanh, giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh; Tư vấn thủ cấp phép kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề có điều kiện, thay đổi giấy đăng ký kinh doanh, nghành nghề kinh doanh; Tư vấn thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Tư vấn chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Tư vấn quản trị doanh nghiệp; Tư vấn pháp luật doanh nghiệp thường xuyên.

​THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

​THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và chuyển đổi số, đầu tư nước ngoài đang là một xu thế mới để tìm kiếm lợi nhuận trên những thị trường khác nhau, và Việt Nam những năm gần đây đã và đang là một thị trường tiềm năng, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. Với những doanh nghiệp nước ngoài lần đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, việc thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện giúp doanh nghiệp có thời gian làm quen, thích ứng với thị trường, chịu ít rủi ro hơn các hình thức đầu tư khác. Để có thể thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những điều quan trọng như sau.

​TẠI SAO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI CẦN PHẢI HIỂU RÕ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM

​TẠI SAO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI CẦN PHẢI HIỂU RÕ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM

Pháp luật cho phép các thương nhân nước ngoài được thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện tại Việt Nam để thực hiện hoạt động kinh doanh. Đây là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Hiệp định khác mà Việt Nam là thành viên. Mặc dù pháp luật Việt Nam không hạn chế quyền thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, tuy nhiên để tiến hành hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài cần phải hiểu rõ quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này để tránh những rủi ro trong tương lai. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến một số lợi ích mà thương nhân đạt được khi nắm vững quy định của pháp luật Việt Nam về chi nhánh/văn phòng đại diện.

​NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý GÌ KHI MUA LẠI CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM?

​NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý GÌ KHI MUA LẠI CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM?

Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng lên nhanh chóng chứng tỏ mức độ tiềm năng của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, có nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam như đầu tư thành lập tổ chức kinh tế góp, thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC…, trong đó việc mua lại cổ phần và phần vốn góp trong các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là hình thức đầu tư nước ngoài phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế tại Việt Nam như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh… Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những điều sau:

​03 ĐIỀU NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

​03 ĐIỀU NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn mở rộng thị trường đầu tư. Đặc biệt, Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ khi gia nhập các Hiệp định thương mại tự do khu vực, điển hình như CPTPP và EVFTA, giúp Việt Nam dần trở thành nền kinh tế mới với mức độ phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Tuy nhiên, để đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về cơ chế, chính sách cũng như các điều kiện và ưu đãi để có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, tối ưu hóa lợi ích và gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Dưới đây là 03 điều cần lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

​05 ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

​05 ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Một doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập và hoạt động đều cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây có thể được coi một loại văn bản bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp, và chủ các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đăng ký để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở. Vậy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì, làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trình tự thủ tục ra sao và cần điều kiện như thế nào, bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

​03 ĐIỀU CHỦ DOANH CẦN BIẾT ĐỂ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ

​03 ĐIỀU CHỦ DOANH CẦN BIẾT ĐỂ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ

Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng hơn 800.000 doanh nghiệp và điều mà các chủ doanh nghiệp quan tâm là việc quản trị nội bộ sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp để duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu của công ty từ đó nâng cao hoạt động của doanh nghiệp, hướng tới kiểm soát tốt các nguồn lực hiện có và phát triển nó trong tương lai. Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cho bạn một cái nhìn tổng thể về quản trị nội bộ cũng như đề xuất một số phương pháp để các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng đối với doanh nghiệp của mình.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO START UP (NGƯỜI KHỞI NGHIỆP) KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO START UP (NGƯỜI KHỞI NGHIỆP) KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

Bạn là doanh nhân trẻ đang muốn start up (khởi nghiệp), mong muốn thành lập công ty của riêng mình, nhưng chưa nắm vững những quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Liệu bạn có phải là đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp hay không? Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục gì để được cấp phép kinh doanh? Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ chỉ ra 3 điều cần phải lưu ý đối với các start up khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

​NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

​NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Bạn đang muốn thành lập công ty của riêng mình, nhưng liệu bạn có phải là đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp hay không? Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục gì để được cấp phép kinh doanh? Dưới đây là 3 điều cần chú ý khi thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa

Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa

“ Tôi hiện là bác sĩ đa khoa của Bệnh viện Bạch Mai. Trước nhu cầu lớn của bệnh nhân, tôi muốn thành lập một phòng khám đa khoa ở quận Đống Đa do chính tôi làm chủ và hoạt động sau giờ hành chính. Tuy nhiên, theo lời của một người bạn đồng nghiệp, để thành lập phòng khám, tôi phải xin giấy phép hoạt động. Công ty cho tôi hỏi việc xin giấy phép này có bắt buộc không vì tôi chỉ hoạt động sau giờ hành chính và đã có kinh nghiệm khám chữa bệnh nhiều năm, nếu có thì trình tự thủ tục xin cấp như thế nào?” Qúy khách hàng muốn thành lập phòng khám đa khoa. Vì vậy, khách hàng muốn công ty tư vấn về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa. Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa.

Thành lập văn phòng đại diện

Thành lập văn phòng đại diện

Theo nội dung mà khách hàng cung cấp và cần tư vấn về thủ tục thành lập văn phòng đại diện như sau: “Công ty chúng tôi là Công ty TNHH A là công ty Việt Nam, có địa chỉ trụ sở chính tại Hà Nội, kinh doanh trong lĩnh vực thời trang. Trong quá trình hoạt động Công ty muốn thành lập Văn phòng đại diện trên địa bàn TP.HCM. Vậy thủ tục thực hiện việc thành lập Văn phòng đại diện thực hiện như thế nào?”. Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn các vấn đề về thủ tục thành lập văn phòng đại diện, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

“ Tôi là chủ sở hữu của hệ thống cơ sở sản xuất gà ủ muối hoa tiêu Hưng Yên, chuyên cung cấp và phân phối gà ủ muối cho các siêu thị và cửa hàng ở các tỉnh thành miền Bắc. Tuy nhiên, thời gian vừa qua cơ quan điều tra đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất gà ủ muối giá thành rẻ, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến cơ sở sản xuất của chúng tôi vì khách hàng mặc định là gà ủ muối thường được sản xuất bẩn. Cùng với đó, các siêu thị và cửa hàng – đối tác của chúng tôi cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và phải có kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, tôi định xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để khẳng định chất lượng sản phẩm của hệ thống chúng tôi. Tôi mong công ty tư vấn cho tôi về điều kiện và thủ tục cấp loại giấy này.” Qúy khách hàng có hệ thống cơ sở sản xuất thực phẩm – gà ủ muối. Vì vậy, khách hàng muốn công ty tư vấn thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phá sản doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp

“ Tôi là chủ sở hữu của Công ty TNHH Du lịch Việt chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch ở các địa điểm nghĩ dưỡng nổi tiếng. Dịch bệnh Covid 19 khiến tình hình công ty gặp nhiều khó khăn, nhất là khi nhà nước áp dụng các chỉ thị giãn cách xã hội, hạn chế đi lại để kiểm soát dịch bệnh khiến công ty tôi không có khách hàng. Điều này dẫn đến việc doanh thu không đủ để chi trả các chi phí cũng như tiếp tục vận hành doanh nghiệp, tôi phải đi vay ngân hàng và một số công ty tín dụng để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, dịch bệnh ngày khó khăn nên công ty tôi không còn khả năng chi trả số nợ này và có nguy cơ phá sản. Tôi mong muốn công ty luật tư vấn về phá sản doanh nghiệp để tôi nắm bắt được tình hình.” Qúy khách hàng có công ty trên bờ vực phá sản. Vì vậy, khách hàng muốn công ty tư vấn về vấn đề phá sản doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp

Tôi là chủ sở hữu của Công ty TNHH một thành viên Ẩm thực Việt với chuỗi nhà hàng ẩm thực tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Dịch bệnh Covid 19 khiến tình hình công ty gặp nhiều khó khăn, nhất là khi nhà nước áp dụng các chỉ thị giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh khiến công ty tôi phải đóng của hàng loạt các cửa hàng. Điều này dẫn đến việc doanh thu không đủ để chi trả các chi phí cũng như tiếp tục vận hành doanh nghiệp. Vì vậy, tôi quyết định giải thể công ty nhằm hạn chế những tổn thất nhất định cho cả công ty và chính bản thân tôi. Tôi mong muốn công ty luật tư vấn về giải thể doanh nghiệp để việc tiến hành giải thể của tôi diễn ra thuận lợi.” Qúy khách hàng muốn giải thể công ty TNHH một thành viên. Vì vậy, khách hàng muốn công ty tư vấn về vấn đề giải thể doanh nghiệp.

Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn

Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn

“Tôi là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần FPT, sở hữu 120.000 cổ phần phổ thông và 6000 cổ phần ưu đãi hoàn lại. Đồng thời, tôi còn là chủ sở hữu của Công ty TNHH một thành viên Sắc Việt. Hiện nay, do tuổi tác đã cao nên tôi muốn chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho con trai cả và toàn bộ phần vốn góp trong công ty TNHH cho con trai thứ. Để không xảy ra bất cứ tranh chấp nào, tôi muốn tiến hành thông báo thay đổi thông tin cổ đông và chủ sở hữu công ty TNHH. Vì vậy, tôi mong công ty tư vấn thêm cho tôi về thủ tục thông báo thay đổi này.” Qúy khách hàng là cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần và là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên. Qúy khách muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho con trai cả và toàn bộ phần vốn góp trong công ty TNHH cho con trai thứ. Vì vậy, quý khách hàng mong muốn công ty tư vấn thủ tục thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn.

Chuyển nhượng cổ phần, vốn góp

Chuyển nhượng cổ phần, vốn góp

“Tôi là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần chứng khoán SSI nên sở hữu số lượng 20000 cổ phần với giá thị trường hiện tại khoảng 57.000 đồng/1 cổ phần và 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức. Ngoài ra, tôi còn sở hữu phần vốn góp 250 triệu đồng trong Công ty TNHH Casa. Hiện nay, tôi muốn chuyển nhượng lại toàn bộ số cổ phần và phần vốn góp cho hai người con của mình. Tuy nhiên, các thành viên trong hai công ty này đều khuyên tôi không nên chuyển nhượng vì sẽ gây xáo trộn rất lớn trong nội bộ công ty, nhất là khi tôi là cổ đông sáng lập. Vì vậy, tôi mong công ty tư vấn cho tôi những hệ quả khi tiến hành chuyển nhượng” Qúy khách có nhu cầu chuyển nhượng lại cổ phần tại Công ty cổ phần chứng khoán SSI và vốn góp tại Công ty TNHH Casa cho hai người con của mình. Vì vậy, để chắc chắn hơn với quyết định chuyển nhượng, quý khách mong muốn công ty tư vấn hệ quả pháp lý khi chuyển nhượng cổ phần, vốn góp.



Gọi ngay

Zalo