Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Quy trình giải chấp tài sản thế chấp: Từ A đến Z

QUY TRÌNH GIẢI CHẤP TÀI SẢN THẾ CHẤP: TỪ A ĐẾN Z

Giải chấp tài sản là thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện sau khi người vay tiền hoàn thành nghĩa vụ trả tiền. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người chưa nắm được các việc cần làm để giải chấp tài sản. Hiểu được tâm lý khách hàng, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp quy trình giải chấp tài sản thế chấp: Từ A đến Z thông qua bài viết dưới đây.


1. Giải chấp là gì?

Giải chấp là việc giải trừ thế chấp đối với tài s ản đang ở ngân hàng khi tài sản đó chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho các khoản nợ đã vay.

2. Điều kiện giải chấp tài sản thế chấp

Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:

- Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

- Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;

- Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

- Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

- Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;

- Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

- Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;

- Theo thỏa thuận của các bên.

QUY TRÌNH GIẢI CHẤP TÀI SẢN THẾ CHẤP: TỪ A ĐẾN Z

3. Hồ sơ và thủ tục giải chấp đối với quyền sử dụng đất

3.1 Hồ sơ giải chấp sổ đỏ

Theo quy định Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì hồ sơ giải chấp sổ đỏ bao gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa thế chấp chấp theo mẫu số 03a;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);

- Văn bản ủy quyền (nếu có) (gồm bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao không chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì ngoài giấy tờ, tài liệu trên thì cần phải còn nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):

- Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;

- Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm k khoản 1 Điều 20 Nghị định này;

- Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này.

3.2 Thủ tục giải chấp sổ đỏ

Bước 1: Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ xóa đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký trả lại cho người yêu cầu và hướng dẫn người yêu cầu thực hiện đúng quy định pháp luật.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ: Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xóa đăng ký vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 4: Trả kết quả.

Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi về "Quy trình giải chấp tài sản thế chấp: Từ A đến Z". Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả - Uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Phạm Huy Hoàng; Ngày viết: 15/4/2024)

_____________________________________

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

--------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn thế chấp tài sản

- Xử lý tài sản thế chấp khi vay tiền không trả được

- Tài sản đang thế chấp có được sang tên hay không?



Gọi ngay

Zalo