Công ty có quyền gì đối với sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp do người lao động sáng tạo ra?
Công ty có quyền gì đối với sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp do người lao động sáng tạo ra?
Trong quá trình lao động, được sự bố trí, tạo điều kiện nghiên cứu, cung cấp vật tư, người lao động đã sáng tạo kiểu dáng công nghiệp tiên tiến theo yêu cầu và sự phân công của công ty. Vậy, ai sẽ là chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu sáng công nghiệp đó. Việc phân định là điều cần thiết, từ đó phản ánh địa vị pháp lý của chủ thể đối với tài sản trí tuệ đó.
1. Xác định chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp về kiểu dáng công nghiệp
Đầu tiên, ta cần xác định chủ thể có có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là :
Thứ nhất, tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại điều 86a của luật sở hữu trí tuệ
Như vậy, với đại vị là người làm chủ, công ty đã bỏ tiền ra, đầu tư kinh phí, tạo điều kiện và phần công nhiệm vụ cho người lao động tạo ra sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp tiên tiến. Do vậy, có thể xác định công ty sẽ là chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Tiếp theo, căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 65/2023 NĐ-CP, thì Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó.
Do đó, có thể kết luận rằng, công ty chính là chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp do người lao động của mình sáng tạo ra trong quá trình lao động, phân công làm việc. Còn người lao động lúc này sẽ có quyền nhân thân đối với kiểu dáng công nghiệp do mình sáng tạo ra.
2. Quyền của công ty đối với kiểu dáng công nghiệp do mình làm chủ sở hữu
Như đã đề cập ở trên, quyền năng đầu tiên mà công ty có đó chính là quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp, và được cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đủ điều kiện
Thứ hai, căn cứ khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 thì Chủ sở hữu có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật Sở hữu trí tuệ 2022;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Văn Tuấn; Ngày viết: 05/08/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
_________________________________________________________________
Các bài viết liên quan:
Những điều cần biết để bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp với công ty
Hủy bảo văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như thế nào
Những lợi ích khi được Luật sư tư vấn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Các biện pháp chủ sở hữu cần nắm rõ để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Những thủ tục chủ sở hữu cần chú ý để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp