Người lao động làm việc khác so với hợp đồng liệu có trái pháp luật?
NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÁC SO VỚI HỢP ĐỒNG LIỆU CÓ TRÁI PHÁP LUẬT?
Một trong những điều khoản quan trọng nhất khi kí kết hợp đồng lao động đó chính là sự thống nhất về công việc người lao động phải làm trong suốt thười hạn hợp đồng. Theo nguyên tắc, để bảo vệ quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động không có quyền thay đổi công việc của người lao động. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định việc điều chuyển người lao động làm công việc khác hoàn toàn không trái với pháp luật. Đó là những trường hợp nào, hãy cùng công ty luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu nhé.
1. Những trường hợp người lao động được chuyển làm công việc khác so với hợp đồng
Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
- Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Như vậy người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác.
2. Những điều kiện đi kèm để chuyển người lao động làm công việc khác
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải:
- Báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
- Trả lương cho người lao động theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
Quyết định chuyển đổi từ công ty Cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một quyết định quan trọng ảnh hưởng tới tương lai công ty, yêu cầu chủ doanh nghiệp phải cân nhắc, lên kế hoạch kĩ và tham khảo ý kiến của luật sư trước khi thực hiện. Chúng tôi, những luật sư dày dặn kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng các bạn trong việc giải quyết vấn đề pháp lý. Liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu pháp lý cần hỗ trợ.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Đức Minh Tâm/266; Ngày viết: 14/05/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan
- Có được tự ý chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng đã giao kết ban đầu hay không?