Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Những điều cần biết khi nhận con nuôi là trẻ bị bỏ rơi

Khi một đứa trẻ bị bỏ rơi thì có thể được nhận nuôi hoặc chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng. Trong trường hợp được nhận nuôi, thủ tục nhận trẻ bị bỏ rơi khác gì với trường hợp nhận nuôi bình thường?

1. Trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Thông thường, trẻ em được nhận nuôi thường là trẻ bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác:

- Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ;

- Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được.

Đặc biệt, Điều 7 Luật Nuôi con nuôi khẳng định, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi là trẻ bị bỏ rơi

Theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi phát hiện trẻ phải có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng.

Khi có người nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND này xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có người nhận thì phải lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.

Như vậy, UBND nơi trẻ em bị bỏ rơi là cơ quan có thẩm quyền xử lý việc nuôi dưỡng, chăm sóc khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi:

- Phải tìm người nuôi dưỡng, chăm sóc tạm thời;

- Xem xét, giải quyết việc cho con nuôi theo quy định;

- Lập hồ sơ đưa trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng nếu không có người nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi.

3. Thủ tục nhận con nuôi là trẻ bị bỏ rơi

Về cơ bản, thủ tục nhận trẻ em bị bỏ rơi cũng phải đáp ứng các điều kiện về người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi như trường hợp nhận con nuôi bình thường khác:

Điều kiện của người nhận nuôi: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt… (Điều 14 Luật Nuôi con nuôi);

Điều kiện của trẻ em được nhận nuôi: Trẻ em dưới 16 tuổi, chỉ được nhận làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng… (Điều 8 Luật Nuôi con nuôi).

Các bước thực hiện việc nhận con nuôi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Với người nhận con nuôi thì phải chuẩn bị: Đơn xin nhận con nuôi, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, phiếu lý lịch tư pháp…

Với người con nuôi: Ngoài những giấy tờ như giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, ảnh toàn thân… thì trẻ bị bỏ rơi cần phải có Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ thì nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi.

Bước 3: Xác minh lý lịch, xem xét

Sau khi nhận được hồ sơ, UBND có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ. Khi xét thấy có đủ điều kiện thì UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận và tổ chức giao nhận con nuôi.

Đặc biệt, trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ (khoản 1 Điều 16 Nghị định 19/2011/NĐ-CP).

Nếu sau khi xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ thì phải liên hệ với cha mẹ đẻ để lấy ý kiến của họ trước khi xác nhận trẻ có đủ điều kiện làm con nuôi.

Khi từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi và nêu rõ lý do.

Sau khi thực hiện xong việc đăng ký nuôi con nuôi và kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi…

Dịch vụ tư vấn về trình tự, thủ tục nhận con nuôi là trẻ bị bỏ rơi tại Công ty TNHH HTC Việt Nam tới khách hàng như sau:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục nhận con nuôi là trẻ bị bỏ rơi như sau:

- Tư vấn trình tự, thủ tục nhận con nuôi là trẻ bị bỏ rơi

- Tư vấn về các vấn đề pháp lý như: trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ, thẩm quyền giải quyết,..

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết Lê Thị Lan Anh/233, Ngày viết 11/06/2023)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://htcvn.vn ; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------------------------------------

Bài viết có liên quan:

- Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Thủ tục nhận nuôi con nuôi như thế nào?

Tại sao nên nhờ luật sư tư vấn về chế độ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi cho lao động nữ?

Thủ tục cho – nhận con nuôi

Luật sư uy tín tại quận Cầu Giấy



Gọi ngay

Zalo