Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Hát bài hát của ca sĩ khác đăng lên mạng nhưng lỡ tăng view thì có bị xử lý vi phạm bản quyền không?

HÁT BÀI HÁT CỦA CA SĨ KHÁC ĐĂNG LÊN MẠNG NHƯNG LỠ TĂNG VIEW THÌ CÓ BỊ XỬ LÝ VI PHẠM BẢN QUYỀN KHÔNG

Ngày nay, với thời đại công nghệ số phát triển cao, trào lưu cover bài hát nổi tiếng để đăng lên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook,... đang rất phổ biến. Vậy việc hát lại bài hát của ca sĩ khác đăng lên mạng mà không xin phép thì bị xử lý thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu với công ty Luật HTC Việt Nam ngay dưới bài viết này nhé!.

1. Bài hát có phải là loại hình tác phẩm được bảo hộ của sở hữu trí tuệ không?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 – sau đây gọi chung là Luật Sở hữu trí tuệ 2005) thì “tác phẩm âm nhạc” là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Và bài hát là một trong những tác phẩm âm nhạc được phép bảo hộ. Về nguyên tắc, bài hát được bảo hộ ngay khi tác giả sáng tác mà không cần đăng ký quyền tác giả.

Đồng thời, điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) và khoản 1 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định quyền tài sản của quyền tác giả thì: Hành vi hát lại bài hát của người khác khi chưa xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

2. Hát lại bài hát của người khách vi phạm bản quyền không?

Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về tác phẩm phái sinh:

"Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ ngày sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn".

Theo đó thì việc hát lại một bài hát cũng được coi là một dạng của tác phẩm phái sinh và được quyền bảo hộ theo quy đinh tại khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ nêu trên.

Mặt khác, Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu. Theo đó, có thể kết luận rằng, việc hát lại bài hát của người khác nếu không xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Việc hát bài hát của người khác phải thực hiện xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc xin phép và trả tiền nhuận bút trong quyền tài sản của quyền tác giả thì việc hát lại bài hát của người khác phải thực hiện xin phép và việc trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, việc hát lại bài hát của người khác nếu thuộc các trường hợp sau thì không phải xin phép (khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005), không phải trả tiền nhuận bút hoặc không cần phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút (khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

3. Hát lại lại bài hát của người khác không xin phép có thể bị xử phạt hành chính lên đến 15 triệu đồng

Nếu việc hát lại bài hát của bạn không thuộc một trong các trường hợp không phải xin phép như đã nêu ở trên thì hành vi này bị coi là vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc. Việc xử lý hành vi này được quy định tại khoản 1 Điều 12 và khoản 1, 2 Điều 13 Văn bản hợp nhất 380/VBHN-BVHTTDL 2022 nghị định xử phạt hành chính quyền tác giả

Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Và:

Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Như vây, mức phạt cao nhất cho hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc, cụ thể là hát lại bài hát không xin phép có thể lên tới 15 triệu đồng.

Bởi thế, trước khi bạn muốn hát lại bài hát nào đó để đăng lên các trang mạng xã hội thì tốt nhất nên xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền tác phẩm đó để tránh rủi ro không đáng có.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hát lại bài hát của người khác đăng lên mạng nhưng lỡ tăng view thì có bị xử lý vi phạm bản quyền không”. Công ty Luật HTC Việt Nam hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Sùng Thị Sơ/...; Ngày viết: 30/03/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: http://htcvn.vn ; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan

Vi phạm bản quyền khi livestream

Gỡ mv ca nhạc vì vi phạm bản quyền

Tư vấn quyền tác giả và quyền liên quan

Các hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả

Tư vấn các trường hợp xâm phạm quyền tác giả



Gọi ngay

Zalo