Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng được xem là một quyền tài sản do đó chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ phải có đầy đủ 3 quyền cao nhất đối với tài sản của mình, đó là: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Ngoài ra, tài sản sở hữu trí tuệ còn có quyền độc quyền và khó thay thế. Điều này dẫn đến việc thực thi các quyền của chủ sở hữu trên thực tế có thể ảnh hưởng đến cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp chủ thể lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ để chèn ép hoặc loại bỏ đối thủ. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ làm rõ những vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp.

1. Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh tại Khoản 6 Điều 3 Luật Canh tranh 2018 thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

2. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022 thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sử hữu công nghiệp

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được pháp luật quy định gồm:

+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ

+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ

+ Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng

+ Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Theo quy định pháp luật tại khoản 1.8 Điều 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp thì quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở thực tiễn của hoạt động cạnh tranh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện đối tượng, lĩnh vực, lãnh thổ, thời gian kinh doanh liên quan đến hoạt động cạnh tranh.

4. Các biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp

Để có thể hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ, pháp luật cạnh tranh Việt Nam có những quy định phù hợp về biện pháp xử lý, cụ thể như sau:

- Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định về các biện pháp dân sự mà Tòa án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữ trí tuệ, gồm:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

+ Buộc bồi thường thiệt hại

+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

- Ngoài ra, các biện pháp hành chính được áp dụng đối với việc xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực pháp luật về cạnh tranh được quy định cụ thể tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 09 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh để áp dụng tương ứng đối với mỗi hành vi vi phạm.

Trên đây là những thông tin mà công ty Luật HTC Việt Nam cung cấp tới quý bạn đọc về vấn đề “Cạnh tranh không lành mạnh trong quyền sở hữu công nghiệp”. Công ty Luật HTC Việt Nam hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Phạm Thị Minh Hằng/262, Ngày viết 10/5/2024)

__________________________________________________

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------

Các bài viết liên quan:

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.



Gọi ngay

Zalo