Thương hiệu, thiết kế, bằng sáng chế, bản quyền hoặc bí quyết: sở hữu trí tuệ (IP) là một yếu tố quan trọng cho thành công thương mại lâu dài. Do đó, việc bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn là điều vô cùng cần thiết. Những ý tưởng sáng tạo và sản phẩm thành công cũng có thể bị làm giả, vi phạm bản quyền và trộm cắp. Bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn trong các thị trường cạnh tranh cần đến sự hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn Luật Sở hữu Trí tuệ đáng tin cậy và có kinh nghiệm nhất chuyên về toàn bộ các dịch vụ Sở hữu Trí tuệ, giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến các quy tắc để đảm bảo và thực thi các quyền hợp pháp đối với các phát minh, thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật. Giống như Luật dân sự đều có các quy định để bảo vệ tài sản, bất động sản. Do đó, nó cũng bảo vệ quyền kiểm soát độc quyền đối với tài sản vô hình – trí tuệ của mỗi người. Mục đích của luật này là để khuyến khích mọi người phát triển các tác phẩm sáng tạo có lợi cho xã hội, bằng cách đảm bảo họ có thể thu lợi từ các tác phẩm của mình mà không sợ người khác chiếm dụng.
Tại Việt Nam, theo điều 1 và điều 2 của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 thì “Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.”
Cũng tại điều 2, “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Đối với nhiều doanh nghiệp, tài sản trí tuệ có ý nghĩa nhiều hơn là một ý tưởng hoặc một khái niệm - nó là các tài sản kinh doanh thực sự có thể không thể thiếu đối với các dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến khả năng tồn tại lâu dài.
Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng,… Khi những ý tưởng sáng tạo này được sử dụng mà không được phép thì nó đã làm doanh nghiệp của bạn phải chịu thiệt hại. Thời đại công nghệ mới đem lại nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng với chi phí khá thấp - nhưng điều này cũng làm tăng cơ hội trộm cắp tài sản trí tuệ. Các ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo của công ty, cá nhân có nguy cơ bị họ xâm phạm, ngay cả khi họ đã ở bên kia thế giới. Điều này khiến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ là cách tốt nhất để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh hoặc bất kỳ ai khác sử dụng ý tưởng của bạn cho lợi nhuận của riêng họ mà không có sự đồng ý của bạn.
Với cách tiếp cận chuyên sâu và giàu kinh nghiệm về luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ toàn diện nhất.
HTC Việt Nam có một đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm với kinh nghiệm lâu năm trong tất cả các lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả và quyền sở hữu. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của bạn được quản lý và bảo vệ trên toàn thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thống nhất, HTC Việt Nam cam kết đem đến cho bạn những tư vấn luật sở hữu trí tuệ chính xác và hiệu quả nhất.
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc đưa ra một sáng chế mới rất được khuyến khích. Sáng chế không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho việc thực hiện các công việc mà còn mang lại vô vàn lợi ích cho chủ sở hữu sáng chế. Vì thế mà việc đăng ký sáng chế là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo hộ cho sản phẩm, quy trình mà cá nhân sáng tạo ra. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình công nghệ nào cũng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Vậy chủ sở hữu cần lưu ý gì về các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tình trạng xâm phạm bản quyền tác giả tại Việt Nam đang ở mức báo động cao, trong khi đó các phương án xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả thì chưa thực sự đủ sức răn đe, khả năng thực thi xử lý hành vi xâm phạm còn khá yếu. Trong khi đó, chủ sở hữu thường để tâm tới nhu cầu sử dụng các biện pháp tự bảo vệ trong kiểm soát quyền tác giả của mình. Vậy các biện pháp công nghệ mà chủ sở hữu có thể sử dụng để kiểm soát quyền tác giả là gì? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Trên thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều trường hợp tranh chấp các quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), đặc biệt là đối với nhãn hiệu. Các cá nhân, tổ chức sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu cần phải chú ý đến một số biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm quyền dựa trên những căn cứ nào để xem xét hành vi xâm phạm. Vậy chủ sở hữu cần xem xét những điều gì đối với hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Ngày nay, mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường sẽ được gắn với một dấu hiệu riêng để giúp khách hàng nhận biết sản phẩm hoặc phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Và doanh nghiệp đăng kí logo độc quyền là một sự khẳng định cũng như đó là cách bảo vệ hữu hiệu nhất đối với sản phẩm mang logo của mình trên thị trường. Chính vì vậy, đăng ký logo là một điều kiện tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với logo được tiến hành như thế nào? Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những văn bản, hồ sơ gì để thực hiện được thủ tục này? Hãy cùng Công ty Luật HTC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là các hành vi trái phép xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu đối với các đối tượng quyền SHCN. Trên thực tế hiện nay, quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân thường xuyên bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Vậy để chủ sở hữu nhận biết được đâu là hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền SHCN và chủ sở hữu cần lưu ý để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về SHCN? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Trên thực tế, để xây dựng được một đối tượng Sở hữu công nghiệp (SHCN) đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được quy định về điều kiện bảo hộ lại không phải dễ dàng. Hơn nữa hiện nay xảy ra rất nhiều trường hợp tranh chấp các quyền sở hữu công nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật, có những biện pháp nào để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN? Và dựa trên những căn cứ nào để xem xét hành vi xâm phạm? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay, các tài sản trí tuệ (TSTT) chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị của một doanh nghiệp. Có được một TSTT trong doanh nghiệp mà không quản trị được nó sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho chủ sở hữu TSTT mà ở đây chính là các doanh nghiệp. Và các loại hợp đồng là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quá trình quản lý TSTT ở mỗi doanh nghiệp. Vậy để quản lý TSTT một cách hiệu quả, thu lại tối đa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần lưu ý những loại hợp đồng gì? Mỗi loại trong số chúng có mục đích như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được xem như là một sự minh chứng về quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân sở hữu văn bằng đối với các đối tượng được bảo hộ. Cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký bảo hộ đáp ứng đủ điều kiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ thì phần lớn các chủ văn bằng này vẫn còn mơ màng về những căn cứ, thủ tục chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Vậy pháp luật quy định thế nào về thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ hay chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ đang là hai hoạt động phổ biến nhất hiện giờ. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp muốn khởi nghiệp nhưng không mất quá nhiều công sức và chịu nhiều rủi ro. Tuy nhiên có những trường hợp giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bị rách nát, hư hỏng, bị mất dẫn đến buộc chủ sở hữu phải xin Cục sở hữu trí tuệ cấp lại Giấy chứng nhận này. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những lý do nên mời Luật sư tư vấn về cấp lại Giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích là một thủ tục quan trọng để bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, có những trường hợp phát sinh dẫn tới việc cá nhân,tổ chức có nhu cầu sửa đổi, chuyển nhượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích. Bài viết này sẽ chứng minh lý do tại sao nên yêu cầu Luật sư tư vấn về thủ tục sửa đổi đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích.
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng của sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, thiết kế bố trí,... Tuy nhiên, vì một số mục đích nhất định, chủ văn bằng có quyền tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp. Thế nhưng, không nhiều người nắm được quy định này. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những lợi ích đối với khách hàng khi mời Luật sư tư vấn khi tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu trước những hành vi xâm phạm quyền, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có quy định về quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí. Tuy nhiên những quy định này còn mang tính chất đặc thù và tương đối mới. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lợi ích khi mời Luật sư tư vấn về quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí.
Chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích là một trong những quyền của người nộp đơn. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế được xác định tương đối phức tạp, mà không nhiều chủ thể nắm được các quy định pháp luật liên quan. Do đó, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lợi ích có được khi mời Luật sư tư vấn về thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích.
Tranh chấp nhãn hiệu là một loại tranh chấp được giải quyết dựa trên cơ sở, nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của nhãn hiệu, đồng thời là loại tranh chấp còn tương đối mới mẻ nên đôi khi vẫn khiến cho các bên gặp khó khăn trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp, cụ thể là tham gia giải quyết khiếu nại liên quan đến nhãn hiệu. Bài viết dưới đây sẽ chứng minh những lợi ích của việc tham vấn Luật sư khi tiến hành thủ tục giải quyết khiếu nại liên quan đến nhãn hiệu.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực, có thể hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ. Vậy thực hiện thủ tục hủy bỏ như thế nào? Tại sao cần tìm đến Luật sư tư vấn về vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trang 5/25