Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tranh chấp sở hữu trí tuệ: Chủ sở hữu cần làm gì để bảo vệ thành quả của mình?

TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ: CHỦ SỞ HỮU CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CỦA MÌNH?

Sở hữu trí tuệ là một chủ đề mới mẻ với thị trường việt nam, tuy nhiên đây lại là chủ đề được nhiều doanh nghiệp chú ý trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể làm cản trở sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp, vì vậy hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu vấn đề này nhé.

1. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tranh chấp có thể hiểu đơn giản là những xung đột bất đồng ý kiến giữa các bên trong quan hệ xã hội. Như vậy có thể nói thanh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn, xung đột, bất đồng ý kiến về quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghệ. quyền đối với giống cây trồng.

TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ: CHỦ SỞ HỮU CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CỦA MÌNH?

2. Đặc điểm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

- Về đối tượng của tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:

Đối tượng của tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu trí tuệ chứ không được xác định cụ thể và chính xác để dựa vào làm căn cứ để giải quyết vần đề tranh chấp phát sinh.

- Tranh chấp xảy ra có tính chất phức tạp và chuyên môn sâu

Đây là một loại tranh chấp phức tạp từ những giai đoạn đầu xác định đối tượng và từ đó đặt ra những người giải quyết và tiếp nhận giải quyết cần phải có kiến thức cũng như là kinh nghiệm về luật sở hữu trí tuệ để giải quyết một cách hiệu quả, bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên tham gia.

- Phát sinh nhiều thông tin bí mật của doanh nghiệp

Liên quan chặt chẽ đến các yếu tố cạnh tranh trên thị trường.

3. Những vướng mắc thực tế trong các vấn đề về giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết: Thực tế hầu hết các hành vi xâm phạm quyền SHTT đều là vì mục đích lợi nhuận mà các tòa khó xác định được điều này, vì vậy khi nguyên đơn nộp đơn có tòa xác định đó là vụ án kinh doanh, thương mại, có tòa xác định là vụ án dân sự, nên nhiều trường hợp tòa cấp huyện và tòa cấp tỉnh đùn đẩy việc cho nhau gây khó khăn cho người khởi kiện.

Thứ hai, về xử lý bằng biện pháp dân sự: Từ phía người khởi kiện thì việc khởi kiện sẽ gây hoang mang cho người tiêu dùng, giảm uy tín thương hiệu, gây thiệt hại cho nguyên đơn khi thời gian hởi kiện là khá dài. Nên thay vì yêu cầu cơ quan tư pháp bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm các nguyên đơn thường yêu cầu xử lý biện pháp hành chính và bồi thường khắc phục nhanh những thiệt hại của nguyên đơn, chứ không sử dụng biện pháp có tính răn đe cao hơn.

Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp tạm thời: Trong quá trình giải quyết vụ án đương sự và người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục. Tuy nhiên, để thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu phải nộp khoản bảo đảm. Quy định như vậy gây khó khăn cho thẩm phán bởi xác định khoản tiền hợp lý bảo đảm cho thiệt hại vẫn chưa thật sự được quy định rõ ràng.

Thứ tư, việc xác định thiệt hại: Quy định về xác định thiệt hại trong luật vẫn chưa thỏa đáng

Thứ năm, việc xác định sở hữu trí tuệ: Mặc dù, các quy định của pháp luật hiện nay quy định khá đầy đủ về hoạt động giám định, nhưng thực tiễn số lượng đội ngũ giám định còn hạn chế gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.

Thứ sáu, quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn, mức độ vi phạm ngày càng đa dạng và tinh vi trong khi lực lượng xử lý giải quyết các tranh chấp còn hạn chế.

Thứ bảy, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan và chê tài xử lý đối với hành vi còn nhẹ.

Trên đây là một số lưu ý của chúng tôi về hoạt động “Tranh chấp sở hữ trí tuệ” và các thủ tục thực hiện. Công ty luật TNHH HTC Việt Nam luôn luôn đồng hành và hỗ trợ bạn trong giải quyết vấn đề pháp lý. Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần trợ giúp pháp lý.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Đức Minh Tâm/266; Ngày viết: 14/05/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

-----------------------------------------------------

Bài viết liên quan

- Tổng hợp bản án, quyết định nên biết về tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ

- Trình tự, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ đối với đăng ký sáng chế



Gọi ngay

Zalo