Thế nào là phòng vệ chính đáng?
THẾ NÀO LÀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG?
Khi xảy ra xung đột, bạo lực giữa các bên, việc gây thương tích, tổn thất cho mọi bên thường là không tránh khỏi. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích của mọi cá nhân, pháp luật Việt Nam quy định về hành vi phòng vệ chính đáng. Nhưng điều gì được hiểu là phòng vệ chính đáng? Và liệu việc vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng có thể bị xử lý hình sự hay không? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến phòng vệ chính đáng.
1. Phòng vệ chính đáng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. Phòng vệ chính đáng dù gây ra hậu quả cũng sẽ không bị coi là tội phạm.
2. Một số hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi hội rụ đủ các yếu tố
- Về phía nạn nhân (người bị chết hoặc người bị thương tích) phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải có tính chất nguy hiểm đáng kể. Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xem xét trong mối tương quan với hành vi chống trả, không phải bất cứ hành vi tội phạm nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng.
- Về phía người phòng vệ
Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm.
- Hành vi chống trả phải cần thiết
Cần thiết không có nghĩa là ngang bằng theo cách xác định như toán học. Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ
Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác. Phòng vệ chính đáng còn là quyền của con người chứ không chỉ là nghĩa vụ nên không yêu cầu phương pháp, phương tiện của người phòng vệ phải như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng
Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Việt Hà/260; Ngày viết: 07/04/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
______________________________________________
Bài viết liên quan:
- Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng
- Tình thế cấp thiết theo BLHS 2015