Tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Khách hàng mong muốn tìm kiếm một công ty hiểu biết về pháp luật để tư vấn pháp lý và thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến quy định pháp luật hình sự về tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện theo ủy quyền để tiến hành tranh tụng trong một vụ kiện liên quan đến yếu tố phòng vệ chính đáng.
Cụ thể: Vừa qua Quý khách có 1 người bạn do đi chơi xích mích với 1 nhóm khác. Sau khi về phòng ngủ thì nhóm thanh niên đó tới phòng trọ và xông vào đáng anh ấy bằng tay không. Do bị khóa cửa nên anh ấy không thể thoát ra ngoài. Sau đó anh ấy vơ được con dao trong phòng và đâm 1 người bị xượt ở lưng 1 người bị đâm vào bụng. Giờ Quý khách mong muốn tư vấn là như vậy có phải là tự vệ chính đáng hay không?. Sau đây là tư vấn của HTC Việt Nam:
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:
Bộ luật Hình sự số : 100/2015/QH13;
Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số: 12/2017/QH14.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến quy định về tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng
2.1. Quy định pháp luật hình sự về tình thế cấp thiết
2.1.1. Tình thế cấp thiết là gì?
Bộ luật Hình sự năm 2015 đưa ra khái niệm “tình thế cấp thiết” là tình thế khi một người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc các chủ thế khác mà không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
2.1.2. Điều kiện không phải chịu trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết
Nhằm khuyến khích mọi người có những hành động có ích cho xã hội, pháp luật cũng quy định hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết sẽ không bị coi là tội phạm. Vậy liệu cụ thể tình huống như nào thì sẽ được coi là tình thế cấp thiết và điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé:
a) Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc
Sự nguy hiểm ở đây có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: thiên tai, do sự tấn công của súc vật, …
Để được coi là tình thế cấp thiết, sự nguy hiểm này phải phải mang tính đe doạ ngay tức khắc, tức trong trường hợp sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì sẽ không được coi là gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết
b) Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế
Sự nguy hiểm phải có khả năng gây ra những hậu quả trên thực tế và cần được ngăn chặn chứ không phải đơn giản chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra, như vậy mới được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
c) Sự lựa chọn duy nhất trong trường hợp đó là gây thiệt hại
Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn.
d) Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh
Trường hợp thiệt hại gây ra vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.2. Quy định pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng
2.2.1. Phòng vệ chính đáng là gì?
Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết nhằm bảo vệ bản thân hoặc cá nhân, tổ chức khác khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe.
Việc phòng vệ chính đáng, dù gây ra những hậu quả, cũng sẽ không bị coi là phạm tội.
2.2.2. Điều kiện để được coi là phòng vệ chính đáng?
- Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp, những hành vi chống trả để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp không được coi là phòng vệ chính đáng;
- Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng;
- Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công, ví dụ chống trả tên cướp và gây thương tích cho hắn;
- Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng, tức Tính chất mực độ của 2 bên phải tương đương nhau. Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, người có hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, ví dụ: tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
3. Báo giá chi phí:
Vui lòng liên hệ qua sđt : 0989.386.729 hoặc email: [email protected] để được báo giá chi tiết.
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Đình Quang Sang - 160; Ngày viết 13/07/2021)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam
- Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?