Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Quyền của bị cáo trong các vụ án hình sự: Những điều bạn cần nắm rõ.

Quyền của bị cáo trong vụ án hình sự: Những điều bạn cần nắm rõ

Trong một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng duy trì trật tự xã hội. Thượng tôn pháp luật không chỉ thể hiện sự tôn trọng và chấp hành pháp luật mà còn đảm bảo rằng mọi cá nhân, bao gồm cả bị cáo, đều được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Khi một người bị cáo buộc bởi các tội danh theo pháp luật hình sự, không có nghĩa họ bị tước đi quyền lợi hợp pháp của mình mà thay vào đó họ vẫn được thực hiện một số quyền năng để bảo vệ bản thân. Trong vụ án hình sự, bị cáo được thực hiện những quyền gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quyền của bị cáo trong vụ án hình sự: Những điều bạn cần nắm rõ

1. Bị cáo là gì?

Theo quy định Bộ Luật tố tụng hình sự, bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định.

Bị can, bị cáo là những thuật ngữ quen thuộc trong pháp luật hình sự, tuy nhiên nhiều người hiện nay bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Đây là thuật ngữ chỉ người bị điều tra, bị can là người bị tình nghi đã phạm tội và đang trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng, còn bị cáo là thuật ngữ chỉ người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

2. Quyền của bị cáo trong vụ án hình sự

Quyền của bị cáo trong vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 61 Bộ Luật tố tụng hình sự. Theo đó, bị cáo có một số quyền tiêu biểu như

2.1.Quyền được biết về tội danh

Một trong những quyền cơ bản đầu tiên của bị cáo là quyền được biết rõ về tội danh mà mình bị truy tố. Bị cáo có quyền được thông báo rõ ràng về tội danh mà mình bị truy tố. Thông báo này phải rõ ràng, cụ thể và đầy đủ để bị cáo hiểu được hành vi của mình bị coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, bị cáo có quyền yêu cầu cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát cung cấp thông tin về các tình tiết của vụ án có liên quan đến tội danh được truy tố. Nếu bị cáo không hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan đến tội danh, họ có quyền yêu cầu được giải thích để hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

2.2. Quyền bào chữa, tự bào chữa

Bị cáo có quyền mời luật sư bào chữa hoặc người bào chữa khác để bảo vệ quyền lợi của mình. Luật sư sẽ giúp bị cáo hiểu rõ hơn về quy trình pháp lý, tư vấn chiến lược bào chữa và đại diện cho bị cáo trong phiên tòa. Bên cạnh đó, luật sư có thể giúp bị cáo trong việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị tài liệu và quyền lợi hợp pháp của bị cáo trong suốt quá trình tố tụng.

Ngoài việc có luật sư, bị cáo còn có quyền tự bào chữa. Bị cáo có thể trình bày quan điểm, đưa ra chứng cứ và lập luận để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt. Yêu cầu giám định về chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án, phản bác các chứng cứ mà cơ quan công tố đưa ra, bao gồm việc yêu cầu triệu tập nhân chứng hoặc cung cấp chứng cứ mới. Quyền này giúp bị cáo thể hiện tiếng nói của mình trong quá trình xét xử.

2.3. Quyền được xét xử công bằng

Bị cáo có quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập và công bằng. Điều này có nghĩa là không có sự can thiệp từ bên ngoài và quá trình xét xử diễn ra minh bạch. Trừ một số trường hợp đặc biệt như liên quan đến an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, phiên tòa phải được mở công khai để đảm bảo tính minh bạch và sự giám sát của cộng đồng. Bị cáo có quyền được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong suốt quá trình tố tụng, từ giai đoạn điều tra đến xét xử, được nghe các chứng cứ, lập luận từ phía công tố và có cơ hội trình bày ý kiến, chứng cứ của mình cũng như quyền cơ bản khác theo quy định của pháp luật. Các thẩm phán phải là những người không có mối quan hệ cá nhân hoặc lợi ích liên quan đến vụ án, đảm bảo rằng quyết định của họ hoàn toàn dựa trên sự thật và tinh thần thượng tôn pháp luật. Đây là một trong những nền tảng xây dựng một hệ thống pháp lý công bằng, một xã hội thương tôn pháp luật, nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

2.4. Quyền yêu cầu triệu tập nhân chứng

Quyền yêu cầu triệu tập nhân chứng là một quyền quan trọng của bị cáo trong vụ án hình sự, giúp đảm bảo rằng mọi chứng cứ có liên quan đều được đưa ra xem xét trong quá trình xét xử. Bị cáo có quyền yêu cầu tòa án triệu tập nhân chứng mà họ cho rằng có thể cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến vụ án. Nhân chứng có thể là những người có mặt trong sự việc hoặc có thông tin liên quan đến tội danh mà bị cáo bị truy tố. Bị cáo hoặc luật sư bào chữa có quyền chất vấn các nhân chứng đã được triệu tập, nhằm làm rõ các thông tin và lập luận của họ.

2.6. Quyền kháng cáo

Quyền kháng cáo của bị cáo trong vụ án hình sự là một quyền quan trọng, cho phép bị cáo có cơ hội yêu cầu xem xét lại bản án hoặc quyết định của tòa án nếu họ không đồng ý với kết quả xét xử. Bị cáo có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm hoặc quyết định của tòa án cấp dưới nếu cho rằng bản án hoặc quyết định đó không đúng hoặc không hợp lý. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

2.7. Quyền im lặng

Quyền im lặng của bị cáo chưa được ghi nhận trực tiếp và trở thành một điều luật độc lập nhưng xét về mặt nội dung quyền im lặng được gián tiếp ghi nhận trong Hiến pháp 2013, các văn bản như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và các văn bản dưới luật khác. Bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Bị cáo hoàn toàn có quyền im lặng do đó việc bị cáo không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những điều bất lợi cho bản thân sẽ không bị coi là tình tiết tăng nặng

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Ngô Minh Ánh; Ngày viết: 01/10/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

_______________________________________________

Các bài viết liên quan

lời nhận tội của bị can, bị cáo có được coi là chứng cứ để buộc tội không?

hướng dẫn thủ tục kháng cáo trong vụ án hình sự

luật sư hình sự giỏi chuyên tư vấn bào chữa tranh tụng

cần làm gì khi bạn bị khởi tố hình hình sự?

06 điều cần biết khi viết đơn kháng cáo của bị cáo



Gọi ngay

Zalo