06 điều cần biết khi viết đơn kháng cáo của bị cáo
06 điều cần biết khi viết đơn kháng cáo của bị cáo
Kháng cáo là quyền của các đương sự nói chung, đặc biệt là đối với bị cáo, khi họ thấy bản án tuyên cho mình không phù hợp thì kháng cáo là lựa chọn đầu tiên và quan trọng nhất của bị cáo. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục kháng cáo và những lưu ý khi tiến hành kháng cáo, đặc biệt là đối với bị cáo trong vụ án hình sự. Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm kháng cáo của bị cáo
Kháng cáo được hiểu là việc một người tham gia tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự viết đơn hoặc trình bày trực tiếp với tòa án về việc không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án và đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm khi bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì “Bị cáo” được hiểu là người bị buộc tội, là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
2. Đối tượng chịu tác động của kháng cáo
Căn cứ điều 330, 331 BLTTHS 2015 thì có thể thấy được đối tượng của kháng cáo gồm: Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của bị cáo thì Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 vẫn cho phép bị cáo có quyền kháng cáo trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam và những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay và có hiệu lực pháp luật.
3. Thời hạn kháng cáo của bị cáo
Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật
Thời hạn kháng cáo với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định
Ngày kháng cáo được xác định như sau:
Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính gửi
Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua giám thị trại giam, Trưởng nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị trại giam, Trưởng nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị trại giam, Trưởng nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn.
Việc kháng cáo quá hạn nêu trên vẫn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện việc kháng cáo trong thời hạn. Cùng với đơn kháng cáo quá hạn thì người kháng cáo phải có bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn cùng chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo cho Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp sơ thẩm gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm để xem xét chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
4. Nộp đơn kháng cáo của bị cáo
Bị cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo
Bị cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.
5. Nội dung chính của đơn kháng cáo
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo
- Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo
- Lý do và yêu cầu của người kháng cáo
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo
Ngoài ra, kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh có tính căn cứ của kháng cáo
6. Rút đơn kháng cáo của bị cáo
Căn cứ Điều 342 BLTTHS 2015 quy định thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp:
Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị
Thông qua nội dung bài viết ở trên, ta có thể thấy rằng kháng cáo là một quyền của bị cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi cho rằng bản án, hình phạt chưa phù hợp với mình. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng quý khách hàng về các vấn đề liên quan đến kháng cáo nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của quý khách. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Vũ Thiều Sơn/203; Ngày viết: 03/5/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp luật chính xác và nhanh chóng
- Bị cáo, những điều cần phải biết
- Tư vấn về kháng cáo và đơn kháng cáo vụ án hình sự