Những điều cần lưu ý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thời đại kinh tế càng ngày càng phát triển, kéo theo đó là các loại tội phạm cũng trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt là các tội liên quan đến tài sản như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…càng ngày càng trở nên tinh vi hơn với đủ các chiêu trò. Một trong số đó chính là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đây là một tội phạm cực kỳ nguy hiểm và nhiều người thì chưa có kiến thức cần thiết để phòng bị loại tội phạm này. Bài viết dưới đây của Công ty TNHH HTC Việt Nam sẽ cho bạn biết những điều cần lưu ý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
1. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì ?
Theo quy định của pháp luật hình sự tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể hiểu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc một người thực hiện hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng nhưng cố tình không trả hoặc không trả được tài sản đó.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản
Khách thể:
Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Đối tượng tác động của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản là tài sản bao gồm vật và tiền.
Lưu ý: Nếu sau khi chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tầu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe người khác thì tùy từng trường hợp người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội giết người hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
Mặt khách quan
Thứ nhất, về hành vi phạm tội, người phạm tội phải thực hiện một trong hai hành vi sau đây:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đã đến thời hạn trả lại tài sản và mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Thứ hai, chỉ cấu thành tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản khi có một trong các điều kiện sau đây:
- Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên.
- Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.
+ Lưu ý: Hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm nhận dạng như sau:
Một, việc chuyển giao tài sản sang người phạm tội phải thông qua một hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hợp pháp.
Hai, sau khi nhận được tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản thì người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó, thủ đoạn gian dối sẽ được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Ba, người phạm tội không thực hiện thủ đoạn gian dối mà có thể sau khi đã nhận tài sản, người phạm tội bỏ trốn với ý thức không thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng và không trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản.
Bốn, người phạm tội không thực hiện thủ đoạn gian dối và không bỏ trốn mà có thể đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến người phạm tội không có khả năng trả lại tài sản.
Năm, tội phạm được xem là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi nêu ở trên.
Mặt chủ quan
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản, mục là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Chủ thể
Chủ thể phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ mười sáu tuổi đổ lên.
3. Hình phạt của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Hình phạt cơ bản
Theo quy định pháp luật hình sự tại Khoản 1 Điều 175 của Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ bị:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hình phạt khung tăng nặng
Theo quy định pháp luật hình sự tại Khoản 2, 3, 4 Điều 175 của Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ bị những khung hình phạt tăng nặng bao gồm.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu người phạm tội: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
- Người phạm tội bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng.
- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ.
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tóm lại, từ những nội dung phân tích về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản như nói ở trên thì người đọc có thể lưu ý về những nội dung cơ bản của tội phạm. Đây là một tội phạm có tính chất nguy hiểm và đang càng ngày biến hóa với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Do đó, việc cảnh giác trước loại tội phạm này là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì hãy liên hệ với Công ty TNHH HTC Việt Nam để có được sự tư vấn chi tiết nhất.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Chu Phú Thành/251; Ngày viết: 07/01/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729;
Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan
- Tư vấn về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành
- phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- lý do nên mời luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
- các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong blhs 2015
- lợi ích luật sư mang lại trong việc chuyển khung hình phạt vụ án hình sự