TƯ VẤN THỦ TỤC HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP
TƯ VẤN THỦ TỤC HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP
Hợp nhất doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Hệ quả của quá trình này là các công ty bị hợp nhất bị chấm dứt tư cách pháp nhân, công ty hợp nhất được nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ các công ty bị hợp nhất. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin được chia sẻ một số thông tin liên quan đến trình tự, thủ tục hợp nhất doanh nghiệp mới nhất năm 2020 như sau.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 130/2017/TT-BTC;
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
2. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của các công ty được hợp nhất theo hướng dẫn tại thủ tục thành lập công ty TNHH, thủ tục thành lập công ty cổ phần;
- Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 152 Luật doanh nghiệp
- Biên bản họp về việc hợp nhất công ty:
Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Quyết định bằng văn bản về việc hợp nhất công ty:
Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty bị hợp nhất
3. Trình tự thực hiện
Để thực hiện thủ tục hợp nhất doanh nghiệp cần phải thông qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hợp nhất:
- Lập và phê duyệt phương án kinh doanh tiền khả thi;
- Tìm kiểm, kiểm tra, phân tích mức độ hợp pháp đối với trụ sở doanh nghiệp;
- Xây dựng ý tưởng và kiểm tra mức độ hợp pháp đối với tên doanh nghiệp;
- Xây dựng ngành nghề công ty được hợp nhất phù hợp với ngành nghề đã đăng ký;
- Nghiên cứu và kiểm tra quy định pháp luật đối với người đại diện công ty được hợp nhất;
- Phân tích các quy định pháp luật khác liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp;
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến thủ tục hợp nhất doanh nghiệp;
- Xây dựng quy chế hoạt động công ty được hợp nhất;
- Xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức công ty được hợp nhất;
Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở kế hoạch và Đầu tư:
- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả;
- Nếu hồ sơ chưa đúng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung;
- Nếu hồ sơ thiếu: bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra văn bản yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh:
- Xuất trình giấy hẹn nhận kết quả;
- Nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh;
- Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh;
- Thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân.
4. Thời hạn giải quyết và lệ phí
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lệ phí: + 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
+ Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về trình tự, thủ tục hợp nhất doanh nghiệp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quốc Khánh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm bài viết có liên quan:
- Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp