Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp miễn phí tại Hà Nội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hiện nay, có hàng ngàn doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm. Tuy nhiên, việc tư vấn thành lập doanh nghiệp còn có nhiều những vấn đề liên quan đến luật và điều kiện của các ngành nghề đặc thù. Vì vậy, thành lập công ty trọn gói là một trong những dịch vụ đặc biệt liên quan đến hình thành một doanh nghiệp có mã số thuế và các thủ tục ban đầu với các cơ quan liên quan. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những điều quan trọng mà doanh nghiệp cần biết về dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói là gì?
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là việc quý khách hàng chỉ cần cung cấp chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và thông tin công ty còn các công việc còn lại do các công ty luật thực hiện toàn bộ cho Quý khách hàng.
Quy định pháp luật cần lưu ý khi thành lập công ty?
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục thành lập công ty
- Luật Doanh Nghiệp Số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018
Và các văn bản pháp luật liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp khác.
2. Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả thành lập doanh nghiệp
- Cơ quan thụ lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở. Lưu ý: Từ năm 2022, tại Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội, Sở Kế hoạch Đầu tư 2 thành phố này chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, không nhận hồ sơ nộp trực tiếp (bản giấy). Do đó, để tối ưu thời gian nhận kết quả, các doanh nghiệp có thể liên hệ với LHD Law Firm để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ toàn bộ quy trình xin giấy phép thành lập công ty.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
Bước 1: Trao đổi và lấy ý kiến của khách hàng
Bước 2: Lên báo phí và các hồ sơ khách cần chuẩn bị
Bước này sẽ bao gồm việc gửi email tư vấn chi tiết và kèm theo bảng báo phí của các công ty luật. Nếu khách đồng ý sẽ tiến hành ký hợp đồng và sau đó gửi mẫu thoả thuận trước khi thành lập cho các thành viên xem và ký để thực hiện dịch vụ thành lập công ty.
Bước 3: Đăng ký kinh doanh
Bước này công ty luật sẽ soạn thảo văn bản và tiến hành nộp hồ sơ lên DPI để đăng ký kinh doanh
Bước 4: Tiến hành các thủ tục sau thành lập
Bước này quan trọng nhất vì phải làm con dấu, mở tài khoản ngân hàng, hướng dẫn góp vốn và kê khai mua đơn cho doanh nghiệp. (Nếu làm sai sẽ bị phạt rất nhiều, do đó cần phải có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện hoàn hảo)
=> Tìm hiểu ngay: Cách đăng ký mã số duns cho doanh nghiệp
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền (có công chứng) cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì cần kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
=> Xem ngay: Thủ tục đăng ký kinh doanh
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Lệ phí thành lập doanh nghiệp
1. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng/lần.
2. Người thành lập doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp bằng dịch vụ thanh toán điện tử.
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp cần công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí là 100.000 đồng.
Ngoài ra, còn một số chi phí khác như: Chi phí khắc con dấu, Chi phí làm biển công ty, Phí mua chữ ký số, Mở và nộp thông báo tài khoản ngân hàng, Kê khai và nộp lệ phí môn bài, Phát hành Hóa đơn điện tử - Hóa đơn giá trị gia tăng.
Một số tư vấn, lưu ý quan trọng khi thành lập công ty
- Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng và phát triển của công ty.
- Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với mô hình doanh nghiệp và ngành nghề đăng ký kinh doanh;
- Nên chọn tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm.
- Địa chỉ đặt trụ sở chính phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty, nếu là nhà thuê cần có hợp đồng thuê địa điểm rõ ràng.
=> Tham khảo thêm: Nội quy lao động bắt buộc phải trong công ty doanh nghiệp
Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp
1. Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?
Đối tượng thành lập doanh nghiệp là những tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp.
Nếu là cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự để có thể chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp mà họ thành lập ra.
Nếu là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân vì tổ chức nếu muốn thành lập doanh nghiệp phải có tài sản độc lập và phải có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó.
=> Đọc thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần cần đáp ứng điều kiện gì?
2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại đâu?
Theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Thành lập doanh nghiệp có cần hộ khẩu thường trú hay không?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, không có quy định bắt buộc về hộ khẩu, quốc tịch khi thành lập công ty tại Việt Nam. Nên việc cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu người thành lập doanh nghiệp cần sổ hộ khẩu là không có cơ sở pháp lý.
4. Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mức độ vốn điều lệ tối thiểu khi đăng ký thành lập công ty là 20 tỷ đồng và không giới hạn số vốn tối đa.
5. Có thể đăng ký chung cư làm trụ sở doanh nghiệp không?
Không được phép đặt trụ sở công ty tại căn hộ chung cư. Vì theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật nhà ở năm 2014, có hiệu lực ngày 01/7/2015, Luật đã cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
6. Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải đóng các loại thuế và phí sau?
- Lệ phí môn bài
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tài nguyên
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
7. Doanh nghiệp chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?
Đối với những doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu, chi phí, hiểu cách khác tức là không có hóa đơn đầu vào, đầu ra thì doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Trên đây là một số điều đáng lưu ý về dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói mà chúng tôi muốn gửi tới Quý Khách hàng.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Đỗ Hà Thu/207; Ngày viết: 23/05/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0989.386.729;
Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
----------------------------------------------------------------------
Mời quý khách tham khảo các bài viết liên quan:
- Tư vấn các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ bí mật kinh doanh
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền làm chủ sở hữu doanh nghiệp khác không