THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, người đại diện theo pháp luật có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng nhiều lý do khách quan, chủ quan mà doanh nghiệp cần phải thay đổi người đại diện theo pháp luật. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết thủ tục để thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết này Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật theo quy định hiện hành.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
2. Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật (Phụ lục II-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
- Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp.
3. Trình tự thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
- Doanh nghiệp gửi Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật và các văn bản được nêu tại mục Thành phần hồ sơ.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thayđổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Khi nhận Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Lệ phí:
- 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quốc Khánh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm bài viết có liên quan:
Thay đổi người đại diện theo pháp luật trong mô hình công ty TNHH và một số vấn đề pháp lý phát sinh
Công ty cổ phần có thể có nhiều đại diện theo pháp luật không