Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC THAY ĐỔI CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP


II. Nội dung tư vấn.

1. Thay đổi con dấu của doanh nghiệp là gì?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có rất nhiều lý do để quyết định thay đổi mẫu dấu đã đăng ký trước đó với Cơ quan nhà nước. Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, việc thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và màu mực dấu phải thông báo với cơ quan nhà nước, cụ thể ở đây là Sở kế hoạch và đầu tư.

Những trường hợp thay đổi con dấu doanh nghiệp:

+ Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty;

+ Thay đổi tên công ty;

+ Cập nhật mã số thuế thay thế số chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Mất con dấu;

+ Con dấu bị hư hỏng;

+ Doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi con dấu do chất liệu làm con dấu…

2. Hồ sơ, thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp

2.1. Hồ sơ thay đổi con dấu doanh nghiệp

Hồ sơ thay đổi con dấu của doanh nghiệp bao gồm:

- “Thông báo thay đổi mẫu dấu” thực hiện theo phụ lục I-19 kèm theo công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD;

- Giấy ủy quyền ( nếu không phải là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

- Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ.

2.2. Thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp

- Doanh nghiệp tự khắc con dấu mới hoặc thuê dịch vụ khắc dấu mới

- Sau khi có được con dấu mới thì doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu mới trên cổng thông tn đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

3. Các lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu của doanh nghiệp

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý, tùy thuộc vào thời gian thành lập doanh nghiệp và mục đích khác nhau của doanh nghiệp mà ta phải chú ý một số vần đề sau:

a. Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 có nhu cầu sửa đổi con dấu:

Sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an, hồ sơ trả mẫu dấu bao gồm:

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu

+ Công văn đề nghị trả con dấu

+ Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiêp)

+ Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ

+ Con dấu

b. Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu và mất giấy chứng nhận đăng ký con dấu

Thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường, nhưng đồng thời phải thông báo đến cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

c. Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015

Có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau khi đã có con dấu mới.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các bên trong thủ tục thay đổi con dấu của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hải Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn con dấu doanh nghiệp.

Tư vấn thủ tục đăng ký, thay đổi con dấu của doanh nghiệp.



Gọi ngay

Zalo