THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN NHƯ THẾ NÀO?
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay xuất phát chính từ nhu cầu khách quan phát triển kinh tế – xã hội cần có sự liên kết vốn, đây là doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đồng thời về mặt chủ quan, các nhà đầu tư muốn chia sẻ những gánh nặng rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn nên loại hình này sẽ là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty cổ phần trong năm 2019 như sau:
1. Thủ tục thành lập công ty cổ phần đầy đủ.
a) Chuẩn bị giấy tờ thành lập công ty cổ phần:
- Chuẩn bị giấy tờ chứng thực sao y công chứng không quá 3 tháng của tất cả các cổ đông góp vốn (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân)
Chuẩn bị kê khai thông tin thành lập công ty cổ phần:
+ Chuẩn bị đặt tên công ty cổ phần: Tên công ty sẽ bắt đầu bằng: Công ty Cổ phần + Tên riêng.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Thương Mại Dịch vụ Trường Giang
Lưu ý: Tên công ty không được trùng với tên của công ty khác.
+ Chuẩn bị địa chỉ công ty cổ phần: Không được đặt địa chỉ tại những tầng chung cư có chức năng để ở, chỉ có thể đặt ở những lầu tại chung cư có chức năng kinh doanh thương mại. Hơn nữa phải chọn địa chỉ công ty có đầy đủ, chi tiết về số nhà, đường, khu phố, quận. huyện...rõ ràng.
+ Chuẩn bị đăng ký ngành nghề kinh doanh hoạt động thực tế cho công ty (đăng ký theo Quyết định 27//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam).
+ Chuẩn bị đăng ký mức vốn điều lệ: Tùy vào tiềm lực tài chính, kinh nghiệm mà lựa chọn đăng ký vốn điều lệ sao cho phù hợp.
Lưu ý: Đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ đóng lệ phí môn bài 3 triệu/năm. Đăng ký vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống đóng lệ phí môn bài 2 triệu/năm.
+ Chuẩn bị chọn người đại diện theo pháp luật.
Có thể lựa chọn người đại diện theo pháp luật là một trong số các cổ đông. Hoặc có thể lựa chọn 1 người khác không nằm trong danh sách cổ đông góp vốn làm người đại diện theo pháp luật (có thể đứng chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc/ Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty).
b) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần:
- CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân (sao y công chứng không quá 3 tháng của tất cả các cổ đông góp vốn thành lập công ty cổ phần)
- Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần.
- Điều lệ công ty cổ phần
- Danh sách cổ đông góp vốn
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp kèm giấy tờ chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ.
2. Các bước thành lập công ty cổ phần:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty cổ phần như hướng dẫn trên.
Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác).
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo sửa đổi, bổ sung.
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp (Nếu bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này
Bước 9: Đến cơ quan thuế tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm
- Trong giai đoạn này trở về sau, doanh nghiệp bắt buộc phải có tối thiểu 01 kế toán có trình độ chuyên môn. Doanh nghiệp có 2 phương án:
+ Thứ nhất: Thuê 01 kế toán có trình độ, kinh nghiệm thực hiện việc báo cáo thuế;
+ Thứ hai: Thuê dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật để thực hiện việc báo cáo thuế và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
Lưu ý quan trọng: Báo cáo thuế định kỳ là công việc quan trọng bậc nhất trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Nếu sau khi thành lập doanh nghiệp mà các bạn không thực hiện bước này vì bất cứ lý do gì thì sau này doanh nghiệp của bạn sẽ bị vướng mắc về thuế và bị phạt tốn kém nhiều chi phí giải quyết.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về “thủ tục thành lập mới Công ty Cổ phần”. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
(Phạm Trà My)
------------------------------------
Các bài viết có liên quan:
Quá khó để thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp – một trong những cách khởi nghiệp tốt nhất
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân – nhanh gọn nhất!
Tư vấn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Tư vấn thành lập công ty hợp danh
Vốn điều lệ là gì? Cần phải chứng minh vốn khi doanh nghiệp thành lập hay không