THỦ TỤC MỞ CHI NHÁNH CÔNG TY
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, do vậy việc đầu tiên của doanh nghiệp đó là mở chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Hiện nay việc thành lập chi nhánh được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và lựa chọn, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các bước thành lập chi nhánh doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp qua bài viết sau:
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/1/2021 của Chính phủ Về đăng ký doanh nghiệp.
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Chính phủ Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15/10/2020 của Chính phủ Quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 23/7/2019 của Chính phủ Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
II. Nội dung tư vấn
1. Quy trình, thủ tục thành lập chi nhanh công ty
Hiện nay, thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty cũng gần giống với thủ tục thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, để thuận lợi mở chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ và tiến hành theo quy trình sau:
1.1. Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh lên Phòng đăng ký kinh doanh
– Bạn mang hồ sơ đầy đủ những giấy tờ trên nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch nơi đặt chi nhánh công ty.
1.2. Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ sai sót, doanh nghiệp sẽ nhận thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định
1.3. Hoàn tất các thủ tục liên quan sau khi thành lập chi nhánh công ty
Vì việc thành lập chi nhánh công ty được xem là hoạt động đăng ký kinh doanh mới, do vậy, khi chi nhánh hoạt động, doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục liên quan như:
– Tiến hành công bố nội dung đăng ký thành lập chi nhánh công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh để tránh bị xử phạt hành chính;
– Thực hiện khắc con dấu riêng cho chi nhánh công ty. Bởi vì chi nhánh của công ty cũng cần có con dâu riêng nhằm mục đích thể hiện những giao dịch, hợp đồng của chi nhánh;
– Thực hiện kê khai và đóng thuế môn bài cũng như các loại thuế khác cho chi nhánh theo đúng định kỳ được pháp luật quy định. Đặc biệt việc kê khai thuế môn bài phải thực hiện trong vòng 30 ngày.
– Tiến hành treo bảng hiệu cho chi nhánh công ty, việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện, vì cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào.
– Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số hoặc phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho chi nhánh nếu có nhu cầu.
2. Hồ sơ thành lập chi nhánh
2.1 Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty cổ phần
– Thông báo thành lập chi nhánh của công ty cổ phần
– Biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh
– Quyết định của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
– Văn bản uỷ quyền đối với trường hợp người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh.
2.2 Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Thông báo thành lập chi nhánh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
– Văn bản uỷ quyền đối với trường hợp người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh.
2.3 Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty TNHH 1 thành viên
– Thông báo thành lập chi nhánh của công ty TNHH 1 thành viên
– Quyết định của Chủ sở hữu về việc thành lập chi nhánh
– Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh
– Văn bản uỷ quyền đối với trường hợp người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh.
Trên đây là những quy định của Luật Doanh nghiệp về thủ tục thành lập chi nhánh công ty. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với Công ty Luật HTC Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.
(Nguyễn Văn Hùng)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Tư vấn thành lập công ty cổ phần