THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Trong việc thực hiện hợp đồng, việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Thủ tục để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật dân sự năm 2015;
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật trọng tài thương mại năm 2010.
II. Nội dung tư vấn
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế và tranh chấp hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
- Tranh chấp hợp đồng kinh tế được được hiểu là mâu thuẫn giữa các chủ thể là thương nhân với thương nhân hoặc các bên liên quan. Đó là các mâu thuẫn về việc thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã được ký kết. Tranh chấp hợp đồng cũng được hiểu là ý kiến bất đồng của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả từ vi phạm đó.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Hồ sơ khởi kiện:
Trong một vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế, hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Hợp đồng kinh tế và các văn bản tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh tế;
- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng: Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản,..
- Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng: biên bản giao nhận hàng, biên bản đối chiếu công nợ, hóa đơn thanh toán, ...
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự và người có liên quan: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm người đại diện,..
- Các tài liệu giao dịch khác (nếu thấy cần thiết);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện;
2. Thủ tục khởi kiện
- Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện đến tòa án nơi bị đơn thường trú. Có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện;
- Người khởi kiện có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu của Toà và biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thụ lý;
- Thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 3 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Thời gian mở phiên tòa tối đa là 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Hoàng Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Tư vấn về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Các loại tranh chấp hợp đồng? Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng?