Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH

Trong kinh doanh, doanh nghiệp bạn đang cần làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho hàng hóa của bạn? Hãy để Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tư vấn cho bạn về thủ tục đăng ký mã số mã vạch trong bài viết dưới đây.

1. Mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc đặt cho đối tư­ợng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể hiện dư­ới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc đư­ợc.

Mã số là một dãy chữ số nguyên: sản phẩm gì? Do công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào sản xuất? Công ty đó thuộc quốc gia nào?

Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song để cho thiết bị quét quang học đọc được kết nối với máy tính và mã vạch đ­ược giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.

2. Lợi ích của việc đăng ký mã vạch

- Mở rộng hoạt động kinh doanh

Đây là lý do hàng đầu thôi thúc mọi người tìm đến dịch vụ đăng ký mã số mã vạch. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đều mong muốn có thể bán hàng, đưa sản phẩm vào siêu thị, nơi tập chung nhiều khách hàng mục tiêu.

- Kiểm soát sản phẩm, dịch vụ

Các cá nhân, doanh nghiệp khi đăng ký mã vạch cho sản phẩm sẽ kiểm soát, quản lý, phân loại hàng hóa một cách chính xác. Từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn.

- Nhu cầu của khách hàng

Đăng ký mã vạch tạo sự nhanh chóng và chuyên nghiệp để khách hàng có thể tìm được sản phẩm của bạn. Hơn nữa còn giúp khách hàng có thể tìm thông tin chi tiết sản phẩm thông qua mã số mã vạch, tạo dựng niềm tin và uy tín của bạn đối với khách hàng.

3. Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm?

Muốn có mã số, mã vạch trên hàng hóa nhằm xuất khẩu hay bán các siêu thị, các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã l) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm.

Quản lý mã mặt hàng theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất không được nhầm lẫn.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

4. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Mọi người có thể hiểu đơn giản đăng ký mã vạch cho sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Từ đó, tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.

Mặc dù pháp luật Việt Nam không bắt buộc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm thế nhưng trong một số trường hợp, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Theo Điều 27 Nghị định số 80/2013 nêu như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sản phẩm nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh mã vạch hợp pháp

c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

d) Sử dụng mã vạch nước ngoài cho sản phẩm có xuất xứ Việt Nam nhưng không thông báo kèm tài liệu xác thực.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;

d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau:

Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.

Hồ sơ đăng ký mã sô mã vạch bao gồm:

+ Giấy phép đăng kí kinh doanh (02 bản sao).

+ Bản đăng ký mã số mã vạch (MSMV) theo mẫu quy định của Bộ khoa học và công nghệ.

+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch (MSMV)

Về địa chỉ nộp hồ sơ, ở thời điểm hiện tại cơ quan duy nhất tiếp nhận, xử lý, cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch là Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lương - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thời gian cấp mã số mã vạch: sau 02 ngày kể từ ngày đăng ký bạn sẽ được cấp mã số để sử dụng, thời gian ra giấy chứng nhận MSMV sau 01 tháng từ khi đăng ký.

Mức phí:

Mức phí theo quy định của nhà nước được nêu rõ tại thông tư 232/2016/TT-BTC:

Điều 4. Mức thu phí

1. Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

STT

Phân loại phí

Mức thu
(đồng/mã)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

1.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

300.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)

300.000

2. Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT

Phân loại

Mức thu

1

H sơ có ít hơn hoặc bng 50 mã sản phẩm

500.000 đng/h

2

H sơ trên 50 mã sản phẩm

10.000 đng/mã

3. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT

Phân loại phí

Mức thu
(đồng/năm)

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1

1.1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)

500.000

1.2

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)

800.000

1.3

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 s(tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

1.500.000

1.4

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 s(tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)

2.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

200.000

3

Sử dụng mã sthương phẩm toàn cu 8 chữ s EAN-8 (GTIN-8)

200.000

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

4. Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.

6. Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều này (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký mã số mã vạch. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hành đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đền pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(M.T.T.D)

--------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Link tham khảo:

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Xin giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Tư vấn điều kiên thực hiện nhượng quyền thương mại

-----------------------------------------------------------


Gọi ngay

Zalo