Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Nhãn hiệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ trên thị trường mà còn góp phần tạo dựng vị thế trong tâm trí của khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhãn hiệu thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị vi phạm qua các hành động không tuân thủ pháp luật, gây ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Để bảo vệ mình khỏi những tổn thất do vi phạm nhãn hiệu gây ra, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trở nên vô cùng quan trọng. Bài viết sau đây của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước.
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này. Nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) là những dấu hiệu để người tiêu dung phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác.
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, 2022), nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Cụ thể có các loại nhãn hiệu sau đây:
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Ví dụ nhãn hiệu tập thể: Nhãn lồng Hưng Yên hoặc Vải Thiều Thanh Hà…vv,
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ nhãn hiệu chứng nhận: Hồ Tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu BA RIA – VUNG TAU PEPPER VIET NAM PEPPER hoặc Yến Sào Nha Trang hoặc Gạo Tẻ Râu Phong Thổ Khẩu Chắp Hang Đệ nhất gạo Tẻ Râu của núi rừng Tây Bắc
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Ví dụ: Vinhome, Vinshool
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ: Cocacola, Samsung, Apple…
2. Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản)
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa (nếu nhãn hiệu yếu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể)
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80x80mm)
- Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );
- Giấy uỷ quyền theo mẫu (Nếu là đại diện SHCN);
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
3. Trình tự, thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định đơn trong thời gian 01 tháng kể từ ngày cá nhân/tổ chức nộp đơn. Trường hợp đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. trường hợp đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối
Bước 3: Công bố hợp lệ
Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn hợp lệ trên công báo Sở công nghiệp. Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau:
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp
- Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ
- Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Thời hạn thẩm định là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp cá nhân/ tổ chức yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi theo thông báo của Cục sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định nội dung kéo dài không quá 03 tháng.
Bước 5: Cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí trong thời hạn 10 ngày Cục sở hữu trí tuệ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ
Trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ sẽ thuộc một trong những trường hợp sau:
- Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
- Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
- Đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen, đơn đăng ký sáng chế không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Việt Hà/260; Ngày viết: 07/04/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
___________________________________________
Bài viết liên quan:
- Xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu
- Đăng ký bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích
- Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam
- Đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
- Lợi ích khi mời luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký quyền tác giả