Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Thành lập doanh nghiệp FDI

Nền kinh tế càng phát triển là một nền kinh tế thu hút nhiều đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Việt Nam được đánh giá là một môi trường tiềm năng đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy FDI là gì? Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng thuật ngữ này. Thực ra, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng với loại hình doanh nghiệp này.

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số đặc điểm của Doanh nghiệp FDI:

(1) Hình thức đầu tư để thành lập doanh nghiệp FDI:

- Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;

- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.

(2) Hình thức doanh nghiệp:

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

- Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh.

(3) Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.

(4) Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam; Mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp FDI

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư;

Bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

- Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, bao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bằng hai hình thức là Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI khi đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Bước 1: Thực hiện kê khai thông tin về dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trực tuyến lên Hệ thống đăng ký quốc gia về đầu tư nước ngoài

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Sở kế hoạch đầu tư cấp Tỉnh nơi doanh nghiệp FDI dự định đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Thông báo mẫu con dấu tròn, đăng bố cáo cho doanh nghiệp FDI

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI khi đầu tư gián tiếp nước ngoài:

Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty đã thành lập ở Việt Nam

Bước 2: Thay đổi nội dung thành viên góp vốn trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập công ty FDI

Trên đây là một số ý kiến tư vấn pháp luật của công ty luật HTC Việt Nam vềThành lập doanh nghiệp FDI. Mong rằng, qua nội dung tư vấn trên sẽ một phần nào đó giúp quý khách hàng có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào cần được tư vấn hoặc nhu cầu được cung cấp dịch vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách kịp thời nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Đoàn Thị Thùy Dương/218; Ngày viết: 28/09/2022)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Các bước thành lập công ty/ doanh nghiệp năm 2022

- Thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Thành lập doanh nghiệp tư nhân

- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói



Gọi ngay

Zalo