Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THÀNH LẬP CÔNG TY DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

THÀNH LẬP CÔNG TY DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

Trong xã hội ngày này, do nhu cầu về các ngành dịch vụ bưu chính ngày càng phát triển mạnh mẽ nên mỗi năm có rất nhiều công ty bưu chính được đăng ký thành lập mới. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người lại đang gặp khó khăn trong việc thành lập công ty bưu chính vì vẫn chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục… Vì vậy trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh giải đáp các băn khoăn, thắc mắc của quý khách hàng về những vấn đề trên.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Bưu chính số 49/2010/QH ngày 28/6/2010.

- Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính.


II. Nội dung tư vấn

1. Bưu chính và hoạt động bưu chính là gì?

Bưu chính là một bộ phận thuộc ngành bưu điện chuyên đảm nhiệm việc chuyển thư từ, báo chí, bưu phẩm, bưu kiện… Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính.

2. Điều kiện thành lập công ty bưu chính

Trước hết để thành lập công ty bưu chính, doanh nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản để thành lập một doanh nghiệp như: Điều kiện về chủ thể; điều kiện về ngành nghề kinh doanh; diều kiện về tên công ty; điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp; điều kiện về vốn điều lệ.

Vì dịch vụ bưu chính là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên để thành lập công ty bưu chính cần tuân thủ các quy định riêng tại Khoản 2 Điều 21 Luật Bưu chính 2010 như sau:

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứa ngành nghề liên quan đến hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;

- Có khả năng về nguồn nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;

- Có khả năng tài chính phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép, cụ thể như sau:

+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.

Mức vốn tối thiểu trên phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp.

- Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;

- Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

3. Thủ tục thành lập công ty dịch vụ bưu chính

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (công dân Việt Nam: thẻ căn cước công dân, chứng minh thư còn hiệu lực và người nước ngoài: hộ chiếu còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

- Văn bản ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty).

Bước 4: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Bước 5: Tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép Bưu chính bao gồm:

+ Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (Mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 47/2011/NĐ-CP).

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);

- Phương án kinh doanh;

- Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

- Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

- Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

- Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

- Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

- Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

- Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

- Phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:

+ Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;

+ Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;

+ Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;

+ Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;

+ Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);

+ Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;

+ Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế - xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.

+ Số lượng hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính được lập thành 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.

+ Nộp hồ sơ:

Nếu hoạt động trong lĩnh vực bưu chính nội tỉnh doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tới Sở thông tin và truyền thông.

Đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tới Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thời gian giải quyết hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn thành lập công ty bưu chính. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quách Phương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói



Gọi ngay

Zalo