Quyền khởi kiện nhà nước của nhà đầu tư trong cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở Việt Nam
Quyền khởi kiện nhà nước của nhà đầu tư trong cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở Việt Nam
Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh từ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền quản lý nhà nước dựa trên cơ sở các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên. Vậy nhà đầu tư có quyền khởi kiện nhà nước như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
1. Quyền khởi kiện nhà nước của nhà đầu tư nước ngoài
Theo pháp luật quốc tế nói chung, nhà đầu tư không được quyền kiện một quốc gia. Tuy nhiên, để khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương với nước ngoài, trong đó từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong trường hợp xảy ra tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn đến việc, một khi tranh chấp xảy ra, Nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiện chính phủ Việt Nam ra trọng tài quốc tế. Theo lẽ thường, khi hoạt động đầu tư nước ngoài càng phát sinh đa dạng, phong phú, sôi động, thì số lượng, tần suất, giá trị các tranh chấp đầu tư nước ngoài cũng tăng lên. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Nguyên nhân khách quan, là số lượng Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký kết tăng lên, đồng thời với việc các quan hệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát sinh ngày càng đa dạng, phức tạp, phong phú. Từ đó dẫn đến nguy cơ phát sinh tranh chấp và nguy cơ Chính phủ Việt Nam bị kiện tăng lên. Trong khi đó, pháp luật về đầu tư nước ngoài và kinh doanh Việt Nam trong vài thập niên trở lại đây có nhiều thay đổi, biến động.
Nguyên nhân chủ quan, là do việc thực hiện và áp dụng pháp luật, nhất là pháp luật về đầu tư nước ngoài, ở nhiều cơ quan Nhà nước ở địa phương có lúc, có nơi chưa thống nhất, đồng bộ. Không ngoại trừ trường hợp, cơ quan Nhà nước có hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, gây khó dễ, áp dụng pháp luật không đúng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, cũng có thể có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như những điểm vướng mắc, hạn chế trong chính sách pháp luật của Việt Nam để khởi kiện nhằm trục lợi. Tuy nhiên, theo tôi, một khi đã tham gia vào sân chơi toàn cầu hóa, chúng ta phải chấp nhận thực trạng này và phải tự hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật về đầu tư nước ngoài, chống tiêu cực, tham nhũng thay vì “đổ lỗi” cho sự “trục lợi” của nhà đầu tư.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo khoản 2, 3 và 4 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 như sau:
(1) Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại (2) mục này.
(2) Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tòa án Việt Nam;
- Trọng tài Việt Nam;
- Trọng tài nước ngoài;
- Trọng tài quốc tế;
- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
Tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 gồm:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
(3) Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Bảo Đức; Ngày viết: 10/09/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________
Các bài viết liên quan
- Nguy cơ rủi ro khi đầu tư và một số biện pháp phòng tránh
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Tư vấn thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án gắn với thành lập doanh nghiệp
- Tư vấn thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
- Tư vấn thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam