Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Những vi phạm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và việc xử lý các vi phạm theo quy định và trên thực tế.

Những vi phạm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và việc xử lý các vi phạm theo quy định và trên thực tế.

Việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài ngày càng phổ biến, nhưng cùng với đó việc các doanh nghiệp dịch vụ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động vi phạm những điều bị nghiêm cấm ngày càng nhiều. Vừa qua, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã ban hành hàng loạt các quyết định xử phạt các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp bị thu hồi, xử phạt này đều vi phạm các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong quá trình hoạt động.

Những vi phạm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và việc xử lý các vi phạm theo quy định và trên thực tế.

1, Xuất khẩu lao động là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ “xuất khẩu lao động”. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: “ Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.”

Như vậy, có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2, Những vi phạm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Thứ nhất, thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động

Căn cứ khoản 8 Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: “Thu tiền môi giới của người lao động”.

Theo đó, hành vi thu tiền môi giới của người xuất khẩu lao động là hành vi bị cấm. Căn cứ tại khoản 6 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng. Tại điểm đ, e Khoản 13, điểm đ khoản 14 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt bổ sung bằng hình thức:

+, Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 06 tháng đến 12 tháng;

+, Đình chỉ hoạt động tuyển chọn người lao động từ 06 tháng đến 12 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kì hạn cao nhất của các ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Thứ hai, hành vi “lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật” quy định tại Điều 8 Bộ luật lao động năm 2019.

Thứ ba, hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

Thứ tư, cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.

Thứ năm, phân biệt đối xử; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thứ sáu, hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thứ bảy, giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh của doanh nghiệp không đúng quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

Thứ tám, lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.

Thứ chín, áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ngoài ký quỹ và bảo lãnh quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

Thứ mười, đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà vi phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của người lao động và cộng đồng hoặc không được nước tiếp nhận lao động cho phép.

Thứ mười một,làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:

+ Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;

+ Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;

+ Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;

+ Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;

+ Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;

+ Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);

+ Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

Thứ mười hai, đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:

+ Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;

+ Khu vực đang bị nhiễm xạ;

+ Khu vực bị nhiễm độc;

+ Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Thứ mười ba, Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.

Thứ mười bốn, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thứ mười lăm, cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

Thứ mười sáu, sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật.

Thứ mười bảy, thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này.

Như vậy, trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được thực hiện 17 hành vi bị nghiêm cấm trên.

3, Việc xử lý các vi phạm trên thực tế

Công ty TNHH Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội chịu mức xử phạt vi phạm hành chính với mức là 357,5 triệu đồng. Doanh nghiệp này bị phạt do vi phạm nhiều quy định trong lĩnh vực xuất khẩu lao động như: Ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với 11 người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo diện Visa E7; chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Công ty này cũng không cam kết bằng văn bản việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn của doanh nghiệp; không đăng tải trên trang Thông tin điện tử của doanh nghiệp về văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động; thực hiện không đúng các nội dung hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký và được chấp thuận.

Công ty TNHH Hợp tác giáo dục quốc tế Thời Đại Mới bị xử phạt vi phạm hành chính với mức 102,5 triệu đồng, do không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với 2 lao động; chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc tại Nhật Bản khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời đóng không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định pháp luật.

Công ty Cổ phần Tracodi Sông Đà bị xử phạt mức 75 triệu đồng. Lý do là ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với 1 lao động đi làm việc tại Hungary; chuẩn bị nguồn lao động khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ngoài bị phạt tiền, 3 công ty trên doanh còn chịu hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động 18 tháng.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Phan Thị Thanh Xuân; Ngày viết: 26/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website:https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

___________________________________________________

Các bài viết liên quan

Xử lí vi phạm hợp đồng xuất khẩu lao động

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất khẩu lao động

Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Tư vấn đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài



Gọi ngay

Zalo