Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NHỮNG LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI ĐỐI VỚI BÊN NHẬN QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

NHỮNG LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI ĐỐI VỚI BÊN NHẬN QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Nhượng quyền thương mại không còn quá xa lạ trong xã hội phát triển hiện nay,từ các lĩnh vực: đồ ăn nhanh, đồ uống, nước giải khát cho đến thời trang, may mặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ về những lợi thế cũng như những bất lợi của việc nhận nhượng quyền thương mại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin cung cấp một số điểm thuận lợi và khó khăn chung đối với bên nhận quyền trong hoạt động nhận quyền thương mại qua bài viết dưới đây:

Trước hết, cần hiểu thế nào là Nhượng quyền thương mại? Nhượng quyền thương mạilà hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Thị trường Việt Nam được cho là khá mới mẻ trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, nên những thương hiệu Châu Âu đang hướng tới mở rộng mạng lưới, cơ sở kinh doanh sang thị trường đang phát triển như Việt Nam.



Thuận lợi đối với bên nhận quyền:

Lợi ích mà bên nhận quyền thương mại có thể thu được trong việc triển khai kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại thường rất lớn.

Thứ nhất, thay vì phải tốn công sức vào việc thiết lập một dự án kinh doanh mới thường chứa nhiều yếu tố rủi ro và khó dự đoán, doanh nghiệp chỉ việc mua lại công nghệ kinh doanh từ bên giao, tiếp tục phát triển ý tưởng đã được thử nghiệm và tiến hành thành công của bên giao. Đồng thời, bên nhân quyền có thể tận dụng lợi thế và phát huy lợi thế kinh doanh từ thương hiệu, công nghệ sản xuất… đã được bên nhượng quyền tạo lập và hoàn thiện trong nhiều năm để nhanh chóng xâm nhập và tạo dựng chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường, ví dụ về sự thành công của thương hiệu thời trang An Phước, đặt bên cạnh nhãn hiệu nổi tiếng PIERE CARDIN là một ví dụ điển hình.

Thứ hai, kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền còn được đào tạo những phương thức và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh thực tiễn bởi những nhà đầu tư danh tiếng trên thế giới. Thông qua cơ hội được tiếp xúc và chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh đã được thử nghiệm và đúc rút trong nhiều năm của bên nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền tự xây dựng và xây dựng cho mình những tri thức quản lý riêng, có thể áp dụng cho các chiến lược kinh doanh tương tự khác của mình.

Bất lợi đối với bên nhận quyền:

Thứ nhất, bên cạnh thuận lợi có thể khai thác được từ mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền cũng buộc phải chấp nhận sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của bên nhượng quyền đối với một số vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh; đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc nhập khẩu nguyên liệu chính gốc từ cơ sở chính của bên nhượng quyền.

Thứ hai, bên nhượng quyền thường bảo lưu quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng và yêu cầu bên nhận quyền ngay lập tức chấm dứt ngay toàn bộ hoạt động kinh doanh dưới nhãn hiệu hoặc mô hình kinh doanh đã được nhượng quyền trước đó nếu bên nhận quyền không đáp ứng được một số điều kiện phát sinh nhất định do bên nhượng quyền đưa ra. Trong trường hợp này, rủi ro mà bên nhận quyền có thể gặp phải là rất lớn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giải quyết hàng hóa hoặc các đơn đặt hàng còn đang tồn đọng….

Với các lợi thế và bất lợi trên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được coi là một trong những lựa chọn hàng đầu để có thể đứng vững trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, trước khi chính thức ký hơp đồng chính thức nhận nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp cần xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng đối với một số vấn đề và điều khoản quan trọng về quy trình kiểm tra và giám sát của bên giao và các quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ, trách nhiệm về các hoạt động quảng cáo,….cũng như hình thức pháp lý của hợp đồng sẽ được ký kết giữa hai bên. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp nên tìm đến sự hỗ trợ từ phía tư vấn pháp lý độc lập để tránh những bất lợi không đáng có xảy ra.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về những thuận lợi và khó khăn đối với bên nhận chuyển quyền thương mại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Phạm Liền)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

-Tư vấn điều kiện thực hiện nhượng quyền thương mại

-Thương nhân trong pháp luật thương mại Việt Nam

- Những rủi ro trong quá trình giao kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp

-Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm




Gọi ngay

Zalo