Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Hiện nay, việc các nhà đầu tư ở nước ngoài quan tâm thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Năm 2023, Việt Nam thu hút hơn 36,6 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Vậy, pháp luật liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài đang được phát luật quy định ra sao? Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều gì khi đầu tư vào Việt Nam? Hãy cùng công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây.
1. Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam
Việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam có tác động rất tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này được thể hiện qua nhiều mặt như tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập của người dân và thúc đẩy cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ mang theo công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại, mà còn góp phần chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện hạ tầng. Hơn thế nữa, đầu tư nước ngoài còn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn cả kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý, đóng góp to lớn vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
2. Nhà đầu tư nước ngoài là ai?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về nhà đầu tư nước ngoài như sau: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
3. Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài
a, Đối tượng được phép trở thành nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì đối tượng được phép trở thành nhà đầu tư nước ngoài là:
- Phải là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài
- Phải thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế
- Hình thức đầu tư
- Phạm vi hoạt động đầu tư
- Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư, luật, pháp lệnh và nghị định có liên quan.
- Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới: Nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới. Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, chẳng hạn như công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc doanh nghiệp tư nhân.
- Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu dự án chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu dự án đã có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Sau đó, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Điều này có nghĩa là các cá nhân và tổ chức có nguồn gốc nước ngoài, không phân biệt quốc tịch, đều có quyền tham gia vào các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b, Các hình thức đầu tư vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài
Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua các hình thức sau:
(i) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập các tổ chức kinh tế như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân hoặc các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(ii) Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư bằng cách góp vốn vào doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam hoặc mua lại cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp này.
(iii) Thực hiện dự án đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng các dự án đầu tư hiện có tại Việt Nam.
(iv) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh): Đây là hình thức đầu tư thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam để cùng thực hiện một dự án hoặc hoạt động kinh doanh mà không thành lập tổ chức kinh tế mới.
(v) Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ: Chính phủ có thể quy định các hình thức đầu tư và loại hình tổ chức kinh tế mới khác mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống pháp luật.
c, Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài
Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường giống như nhà đầu tư trong nước, trừ khi hoạt động trong các ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khi đầu tư vào các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo một số điều kiện cụ thể, bao gồm:
Những điều kiện này được đặt ra nhằm quản lý và điều tiết sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ lợi ích quốc gia.
d, Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài cần tuân theo các thủ tục sau để thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc các quy định pháp luật khác phù hợp với loại hình tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư lựa chọn. Các quy định này bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn, và hoàn thành các bước pháp lý cần thiết để chính thức thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Tiến Mạnh; Ngày viết: 31/07/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
------------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài?
Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì khi tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam?Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam