Nên lựa chọn hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?
1. Khái quát về hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Hộ kinh doanh: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
- Doanh nghiệp: Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” Các loại hình doanh nghiệp được quy định gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH.
2. Ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp
Tiêu chí | ||
Thủ tục đăng ký | Phức tạp | Đơn giản |
Tính pháp nhân | Có | Không |
Trách nhiệm pháp lý | Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn) | Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh |
Xuất hóa đơn VAT | Được xuất hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGT | Không xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT (hạn chế đối tác mua bán) |
Quy mô kinh doanh | - Quy mô kinh doanh lớn, dễ dàng huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh; - Được quyền xuất, nhập khẩu. | - Quy mô kinh doanh nhỏ nên dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh; - Không được xuất nhập khẩu. |
Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật | Chỉ có 1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh | |
Số lượng được phép đăng ký | 1 người có thể đăng ký nhiều công ty | 1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể |
Địa chỉ đăng ký trụ sở | Một địa chỉ có thể đăng ký làm chỉ trụ sở cho nhiều công ty | Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký là trụ sở chính cho duy nhất 1 hộ kinh doanh |
Phạm vi hoạt động | - Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; - Có thể phát triển mở rộng phạm vi ra nước ngoài | - Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; - Được phép hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Do đó, địa điểm kinh doanh cũng có nhiều hạn chế |
Ngành nghề kinh doanh | Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh | Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh (ví dụ: không được đăng ký ngành nghề xuất, nhập khẩu) |
Đặt tên | Không trùng hoặc gây nhầm lập với tên doanh nghiệp khác trên phạm vi toàn quốc | Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận, huyện |
Nghĩa vụ thuế | Nhiều, phức tạp, phải đóng 4 loại thuế | Ít và đơn giản hơn, chỉ đóng 3 loại thuế |
Thủ tục giải thể | Hồ sơ, thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài | Thủ tục giải thể đơn giản, nhanh chóng |
Dưa trên các tiêu chí trên, chúng ta có thể thấy được những ưu nhược điểm của hai loại hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Những thông tin trong bài viết chắc hẳn đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?”.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Bích Diệp Ngày viết: 18/02/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan
7 điều cần nắm chắc khi muốn đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể