Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân?

1. Những yếu tố quyết định trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp

1.1. Mục tiêu kinh doanh:

- Nếu muốn bắt đầu kinh doanh nhanh chóng và đơn giản thì Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên là lựa chọn phù hợp.

- Nếu muốn huy động vốn đầu tư từ bên ngoài hoặc mở rộng quy mô công ty thì lựa chọn phù hợp là Công ty cổ phần.

1.2. Vốn đầu tư:

- Trường hợp vốn đầu tư thấp thì việc lựa chọn loại hình Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty hợp danh được xem là lựa chọn phù hợp.

- Trường hợp vốn đầu tư cao thì lựa chọn loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty Cổ phần sẽ phù hợp hơn.

1.3. Trách nhiệm pháp lý:

- Doanh nghiệp tư nhân:

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản (khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Công ty TNHH:

+ Công ty TNHH MTV: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (theo khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020).

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 (theo khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Công ty cổ phần:

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (theo điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).

1.4. Lĩnh vực đầu tư:

- Lĩnh vực đầu tư có rủi ro cao: Nên chọn loại hình doanh nghiệp có mức độ trách nhiệm thấp như công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

- Lĩnh vực đầu tư có rủi ro thấp: Nên chọn loại hình doanh nghiệp có mức độ trách nhiệm cao như doanh nghiệp tư nhân.

2. Đặc điểm và ưu - nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp

2.1. Doanh nghiệp tư nhân (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020)

a) Đặc điểm:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác;

+ Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

b) Ưu điểm:

- Doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của duy nhất một người nên mô hình tổ chức công ty rất đơn giản, chủ doanh nghiệp chủ động tự quyết định trong việc mua bán, chuyển nhượng, giải thể doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân rất dễ vay mượn tiền từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng do không có sự phân biệt tài sản giữa cá nhân và doanh nghiệp.

- Là loại hình ít chịu sự ràng buộc của pháp luật nhất so với các loại hình khác.

c) Nhược điểm:

- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân

- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không có sự phân biệt tài sản giữa chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp.

+ Vì vậy chủ doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm với toàn bộ các khoản nợ của doanh nghiệp kể cả dùng tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ này.

+ Đây chính là hạn chế lớn nhất của mô hình này khiến cho mô hình này ít được lựa chọn.

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này không cao.

2.2. Công ty TNHH

2.2.1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

a) Đặc điểm

- Là doanh nghiệp có tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

- Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu trừ khi việc phát hành để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Được phát hành trái phiếu

b) Ưu điểm

- Có tư cách pháp nhân nên phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và các thành viên công ty.

+ Vì vậy các thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình vào doanh nghiệp.

+ Điều này hạn chế được rủi ro cho các thành viên khi góp vốn vào công ty hơn so với Cty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

- Trường hợp thành viên công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì các thành viên còn lại trong công ty có quyền ưu tiên mua.

+ Trong thời hạn 30 ngày nếu trong công ty không có thành viên nào mua thì thành viên đó mới được chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác.

+ Quyền ưu tiên này giúp hạn chế được việc các cá nhân, tổ chức bên ngoài thâu tóm công ty.

c) Nhược điểm

- Do việc các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình vào doanh nghiệp nên điều này sẽ chuyển rủi ro sang cho doanh nghiệp.

- Việc huy động vốn của loại hình này khá hạn chế do không được phát hành cổ phiếu.

2.2.2. Công ty TNHH một thành viên (Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)

a) Đặc điểm

- Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

- Không được phát hành cổ phần trừ khi phát hành để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

- Được phát hành trái phiếu.

b) Ưu điểm

- Các thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Số lượng thành viên không nhiều nên dễ dàng trong việc quản lí, kiểm soát.

c) Nhược điểm

- Không được phát hành cổ phiếu nên khả năng huy động vốn không cao.

- Các quy định pháp luật điều chỉnh chặt chẽ.

2.3. Công ty cổ phần (Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)

a) Đặc điểm

- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.

- Thành viên công ty tối thiểu là 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên tối đa.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của Doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

- Công ty cổ phần bắt buộc phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Nếu công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên thì phải có thêm Ban kiểm soát (Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

b) Ưu điểm

- CTCP có tư cách pháp nhân vì vậy các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty, điều này giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông khi góp vốn khi đầu tư vào công ty.

- CTCP có quyền phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn là rất lớn vì vậy công ty dễ dàng trong việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh…

- CTCP không giới hạn số lượng thành viên tối đa vì vậy phạm vi các đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần rất rộng.

c) Nhược điểm

- Do CTCP không giới hạn số lượng thành viên vì vậy việc tổ chức, quản lí điều hành công ty phức tạp hơn nhiều so với các loại hình doanh nghiệp khác.

- Loại hình này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật.

- Quyền của những người điều hành bị hạn chế trong một số trường hợp phải được sự thông qua của Hội đồng cổ đông.

3. Kết luận

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp không chỉ là quyết định mang tính chiến lược mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu quản trị, khả năng huy động vốn và mức độ rủi ro trong kinh doanh.

- Công ty TNHH là lựa chọn phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi sự linh hoạt và quản lý chủ động là ưu tiên hàng đầu.

- Công ty cổ phần thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, cần huy động vốn từ nhiều nguồn và mong muốn xây dựng hệ thống quản trị minh bạch, chuyên nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân phù hợp cho những người khởi nghiệp mong muốn vận hành nhanh chóng, với chi phí thành lập thấp, nhưng phải sẵn sàng chịu rủi ro tài chính cá nhân.

___________________________________________________________________________________

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Thanh Vân; Ngày viết: 01/3/2025)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: hotmail@htcvn.vn

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________________________________

Các bài viết liên quan:

- Những loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay

- Lợi ích của doanh nghiệp mới thành lập khi được tư vấn pháp luật thường xuyên?

- Các bước thành lập Công ty Cổ phần

- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp





Gọi ngay

Zalo