ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG CÁC LOÀI ĐỘNG, THỰC VẬT THUỘC PHỤ LỤC CITES VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG CÁC LOÀI ĐỘNG, THỰC VẬT THUỘC PHỤ LỤC CITES VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Công ước CITES ra đời nhằm bảo vệ, sử dụng các loài động thực vật một cách hợp lý tránh việc các loài động, thực vật sẽ bị tuyệt chủng. Vì vậy, khi nuôi trồng – khai thác các loài động thực vật như cá sấu, gấu, trầm hương,... cần sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy điều kiện để nuôi trồng các loài động, thực vật thuộc phụ lục CITES vì mục đích thương mại là gì? Cá nhân tổ chức cần thực hiện những gì để được nuôi trồng? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến bạn đọc bài viết về điều kiện nuôi trồng các loài động thực vật thuộc phụ lục CITES vì mục đích thương mại.
Cơ sở pháp lý:
- Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP
1. Đối với động vật, cơ sở cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;
- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
- Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên;
- Có phương án nuôi động vật được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Phải đăng ký mã vạch nuôi các loài động vật hoang dã với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
2. Đối với thực vật, cơ sở cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau::
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;
- Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;
- Có phương án trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.Phải đăng ký mã vạch trồng các loài thực vật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh.
Để đươc cấp mã nuôi trồng các loài động thực vật hoang dãnguy cấp, cơ sở cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng:
- Văn bản đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-Bản chính phương án nuôi, trồng
- Chuẩn bị bản sao các giấy tờ chứng minh thư nhân dân, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chứng thực
Trình tự tiếp nhận hồ sơ, cấp mã số nuôi, trồng
-Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cho cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết;
- Đối với cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục I CITES phải đăng ký với Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc gửi Ban Thư ký CITES, nhưng thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban Thư ký;
- Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi điều kiện nuôi trồng các loài động thực vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES vì mục đích thương mại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
- Thủ tục xin cấp giấy phép CITES nhập khẩu mẫu vật các loài động thực vât thuộc phụ lục CITES