Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Đi cùng với sự phát triển, hiện đại của cuộc sống thì một trong những vấn đề tồn tại song song đó chính là giải quyết, xử lý chất thải nguy hại (một sản phẩm không muốn xuất phát từ các ngành sản xuất công nghiệp và một số lĩnh vực khác) để tránh sự đe dọa, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sống cũng như môi trường tự nhiên. Xuất phát từ thực tế đó, hiện nay có một bộ phận doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại. Vậy điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp băn khoăn trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải nguy hại.

II. Nội dung tư vấn

1.Tìm hiểu về khái niệm chất thải nguy hại và xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại theo Khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

Xử lý chất thải nguy hại là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải (theo quy định tại khoản 16, Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP).

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế).

2. Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

- Phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

- Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

- Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

- Yêu cầu về nhân sự:

Phải có ít nhất 02 người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định trong một cơ sở xử lý chất thải nguy hại.

Phải có ít nhất 01 người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học tại một trạm trung chuyển chất thải nguy hại.

Đội ngũ vận hành và lái xe phải được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị.

- Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.

- Có phương án bảo vệ môi trường trong đó kèm theo các nội dung về: kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.

- Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Thị Mỹ Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Quy định về thủ tục nhập khẩu hóa chất để kinh doanh sản xuất trong nước

Dịch vụ xin giấy phép con



Gọi ngay

Zalo