CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP
CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP
Con dấu là yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập và để có thể đi vào hoạt động tốt cần có con dấu. Hiện nay con dấu không còn xa lạ với xã hội, nhưng không phải ai cũng nắm được rõ quy định của pháp luật về con dấu doanh nghiệp. Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khăn này trong bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ – CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp ( được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP);
- Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
II. Nội dung tư vấn
Con dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Con dấu là một loại tài sản của doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng con dấu giữ một vai trò quan trọng và cần tuân theo một số quy định:
1. Con dấu của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp
- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của điều lệ công ty
- Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
- Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp ( loại hình doanh nghiệp và tên riêng), mã số doanh nghiệp ( được ghi nhận trên Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Điều 12 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định.
- Quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu trong doanh nghiệp:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân,
+ Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh,
+ Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,
+ Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
- Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
+ Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu;
+ Số lượng con dấu;
+ Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
- Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
3. Những điều cấm về con dấu
Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
- Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu.
4. Điều kiện để sử dụng con dấu
Điều 44 luật doanh nghiệp 2014 và Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.
Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về con dấu của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
( Hải Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan: