Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Các loại thuế doanh nghiệp: Quy định và cách tính toán

Các loại thuế doanh nghiệp: Quy định và cách tính toán

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc hiểu rõ các loại thuế doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết cho các nhà đầu tư và doanh nhân. Thuế không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn tác động đến quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Mỗi loại thuế đều có quy định cụ thể và cách tính toán riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt để thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng hạn và chính xác. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại thuế doanh nghiệp, quy định liên quan và hướng dẫn cách tính toán để doanh nghiệp có thể quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Các loại thuế doanh nghiệp: Quy định và cách tính toán

1. Lệ phí môn bài

- Khái niệm: Lệ phí môn bài (thuế môn bài) là khoản thu hàng năm đối với doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh với mục đích quản lý nhà nước, theo dõi số doanh nghiệp, hộ cá nhân có hoạt động kinh doanh trong năm.

- Đối tượng nộp thuế: Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC, người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ trừ các trường hợp được miễn lệ phí môn bài được quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139.

- Cách tính:

Đối tượng và căn cứ thu

Mức nộp thuế môn bài

Tổ chức có vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên 10 tỷ đồng

3.000.000 đồng/năm

Tổ chức có vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000 triệu đồng/năm

Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

1.000.000 triệu đồng/năm

2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

- Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế gián thu, được tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. Người trực tiếp tiến hành nghĩa vụ đóng thuế với Cơ quan thuế là doanh nghiệp, đơn vị sản xuất

- Cách tính thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 2 phương pháp: phương pháp kê khai thuế GTGT khấu trừ và phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp.

+ Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào

+ Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT của hàng hoá

x

Thuế suất GTGT của hàng hoá đó

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Khoản thuế này được tính trên lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp và nó được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khi phát sinh thu nhập. Quy định về TNDN quy định rằng số tiền thuế phải nộp được tính dựa trên thu nhập tính thuế, được xác định bằng cách trừ đi các chi phí hợp lý và cộng thêm các khoản thu chịu thuế khác theo quy định của Luật thuế TNDN.

Thu nhập doanh nghiệp thường có biên độ là 20% tổng thu nhập chung. Để xác định thu nhập tính thuế TNDN, tổng doanh thu sẽ được trừ đi các chi phí được trừ. Thuế suất TNDN phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, với các ngành như khai thác dầu khí có thể đối mặt với thuế suất lên tới 32%-50%, trong khi các doanh nghiệp khai thác tài nguyên quý hiếm khác có thể phải nộp thuế suất khoảng 40%-50%.

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Khái niệm: Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế áp dụng vào thu nhập của cá nhân và tổ chức phải thực hiện việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của người lao động trước khi trả thu nhập. Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và quy định pháp luật, cá nhân có thu nhập từ 11.000.000 đồng/tháng trở lên có trách nhiệm nộp thuế TNCN. Doanh nghiệp phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và chịu trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

x

Thuế suất

Trên đây là một số loại thuế phổ biến mà doanh nghiệp phải đóng và cách để tính thuế. Ngoài ra, tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp phải đóng thêm các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Lưu Minh Thắng; Ngày viết: 24/10/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________________

Các bài viết có liên quan:

- Những loại thuế áp dụng cho doanh nghiệp sau khi được cấp phép hoạt động.

- Tư vấn thuế tiêu thụ đặc biệt

- Những phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật hiện hành






Gọi ngay

Zalo