Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú

Hiện nay, Nhà nước ta đang ngày càng đẩy mạnh việc quản lý công dân về việc cư trú thông qua khai báo và định danh điện tử. Tuy nhiên, còn một số bộ phận người dân chưa nắm được khái niệm về nơi cư trú và trong trường không có nơi trường trú, tạm trú thì nơi cư trú được xác định như thế nào. Về vấn đề này công ty Luật TNHH HTC Việt Nam có giải đáp như sau.

1. Khái niệm về nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú:

Theo Luật Cư trú năm 2020 thì đối với các định nghĩa trên được giải thích theo luật định:

- Nơi cư trú được quy định là nơi thường trú, nơi tạm trú của công dân;

- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh song trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi cư trú và đã được đăng ký tạm trú;

- Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

2. Xác định nơi cư trú đối với trường hợp người không có nơi thường trú, tạm trú:

Về cách xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú được quy định tại Điều 19 Luật Cư trú năm 2020, cụ thể:

- Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó.

- Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký thường trú nơi ở hiện tại.

- Quy định tại Khoản 10 Điều 2, Luật Cư trú năm 2020, nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì chỗ ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sống.

- Trường hợp kiểm tra và ra soát nếu cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo. Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

3. Trình tự thủ tục đăng ký cư trú đối với người không có nơi thường trú, nơi tạm trú:

Thủ tục đăng ký cư trú đối với người không có nơi thường trú, nơi cư trú bao gồm các bước:

- Khai báo thông tin cư trú:

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dũ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú

- Kiểm tra xác minh các thông tin:

+ Trường hợp người chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin. Trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.

+ Trường hợp người đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.

- Cập nhật thông tin về cư trú:

+ Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trí cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân sự, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về vuệc đã cập nhật thông tin;

+ Người đã được cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ các điều kiện theo quy định của Luật Cư trú. Trong trường hợp vẫn chưa đủ các điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân than thì phải báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân than lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

+ Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, klhi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Đức Anh/234; Ngày viết: 19/06/2023)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://htcvn.vn; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- Tư vấn tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

- Đăng ký thường trú cho người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam

- Xin cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

- Hướng dẫn thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

- Tư vấn tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó



Gọi ngay

Zalo