Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​So sánh chi phí giữa hòa giải và kiện tụng trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

So sánh chi phí giữa hòa giải và kiện tụng trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp và ngân hàng thường đối diện với hai lựa chọn phổ biến: hòa giải hoặc khởi kiện ra tại Tòa hoặc Trọng tài. Việc lựa chọn phương thức giải quyết là hòa giải hay kiện tụng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí mà các bên phải chịu. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ so sánh chi phí giữa hai phương thức, làm rõ ưu nhược điểm của hòa giải và kiện tụng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

So sánh chi phí giữa hòa giải và kiện tụng trong tranh chấp hợp đồng tín dụng

I. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và kiện tụng

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 thì hòa giải và kiện tụng là hai trong số bốn phương thức giải quyết đối với tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng.

1.1. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Trung tâm hòa giải có nhiều ưu điểm. Quá trình hòa giải không bị gò bó, diễn ra nhanh chóng, thường trong một ngày, và chi phí thấp do hòa giải viên làm việc trong thời gian ngắn. Quan trọng hơn, các thông tin liên quan đến vụ việc phải được giữ bí mật, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc quy định pháp luật yêu cầu.

Tuy nhiên, hạn chế lớn của hòa giải thương mại là hòa giải viên không thể đưa ra quyết định ràng buộc mà chỉ hỗ trợ trung gian. Việc hòa giải không có quyền tài phán, khiến nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận giữa các bên.

Trình tự thủ tục hòa giải theo Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP cho phép các bên tự thỏa thuận quy tắc, địa điểm, và thời gian hòa giải, hoặc hòa giải viên sẽ đề xuất các phương án phù hợp với tình hình vụ việc và mong muốn của các bên.

1.2. Giải quyết tranh chấp bằng kiện tụng

a) Giải quyết tại Tòa án

Phương thức giải quyết tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được Tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Khác với trọng tài, các bên không có quyền lựa chọn ai sẽ giải quyết tranh chấp mà phải tuân theo quyết định của Tòa án. Phương thức này bao gồm hai cấp xét xử: Sơ thẩm và Phúc thẩm, giúp đảm bảo khả năng sửa chữa sai sót, nhưng đồng thời kéo dài thời gian và tăng chi phí tố tụng.

Phán quyết của Tòa án có tính cưỡng chế thi hành, buộc các bên phải tuân thủ. Tuy nhiên, tính công khai của phiên Tòa có thể làm lộ bí mật kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp. Thời gian tố tụng kéo dài và thủ tục phức tạp là lý do nhiều doanh nghiệp ngại lựa chọn phương thức này.

Quy trình khởi kiện bắt đầu từ việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, tiếp theo là thông báo nộp tạm ứng án phí, và cuối cùng Tòa án sẽ tiến hành giải quyết và ra bản án.

b) Giải quyết bằng Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc giải quyết bằng Trọng tài được tiến hành theo thủ tục, trình tự được quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010. Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Kết quả giải quyết bằng trọng tài được pháp luật bảo đảm theo Luật Trọng tài thương mại.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có ưu điểm nổi bật là tính bảo mật thông tin, giúp doanh nghiệp bảo vệ bí quyết kinh doanh và các tài liệu quan trọng. Phương thức Trọng tài mang lại sự linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc thỏa thuận về thời gian, địa điểm, trọng tài viên, ngôn ngữ, và luật áp dụng. Phán quyết của Trọng tài có tính thi hành cao và là chung thẩm, không thể kháng cáo, nhưng các bên vẫn có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết nếu cần thiết.

II. So sánh chi phí giữa hòa giải và kiện tụng

Chi phí giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thường thấp hơn so với trọng tài hoặc Tòa án. Ngay cả khi các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành công tại Tòa án, họ vẫn phải chịu 50% án phí sơ thẩm như giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong khi đó, chi phí hòa giải ngoài Tòa án tiết kiệm hơn nhiều, vì chỉ phải trả cho từ một đến ba hòa giải viên trong thời gian ngắn. Chi phí này phụ thuộc vào biểu phí và chất lượng của từng tổ chức hòa giải, nhưng thường sẽ thấp hơn so với trọng tài hoặc Tòa án. Một số trung tâm hòa giải hiện nay còn áp dụng phương thức hòa giải trực tuyến, giúp giảm thời gian và chi phí.

Trong khi tiến hành hòa giải, thời hiệu khởi kiện vẫn tiếp tục, do đó nếu hòa giải kéo dài mà không thành công, các bên có thể mất quyền khởi kiện. Ngoài ra, nếu hòa giải thất bại, chi phí hòa giải cộng với chi phí tố tụng có thể tăng. Tuy nhiên, chi phí hòa giải là khoản đầu tư vào cơ hội thành công, với tỷ lệ thỏa thuận đạt 70-80%. Hơn nữa, ngay cả khi hòa giải không thành, các bên sẽ hiểu nhau hơn, giảm sự đối đầu, thu hẹp phạm vi và quy mô tranh chấp, từ đó giúp việc giải quyết tại Tòa án hay trọng tài hiệu quả hơn.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Hoàng Thanh Tùng; Ngày viết: 02/10/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________________________

Các bài viết liên quan

Sổ tay pháp luật về trọng tài và hòa giải

Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài thương mại

Nên lựa chọn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bằng trọng tài thương mại hay tòa án?

Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất




Gọi ngay

Zalo