Những lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh
Những lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là loại hình kinh tế khá phổ biến ở Việt Nam. Loại hình kinh tế này bị bó hẹp phạm vi kinh doanh so với các hình thức kinh doanh khác song vẫn được nhiều cá nhân hoặc hộ gia đình ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là 5 lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh mà Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp đến bạn:
1. Hộ kinh doanh là gì?
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Những lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh
Thứ nhất là về đối tượng được đăng ký
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì tất cả các công dân Việt Nam có từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật thì có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh. Một cá nhân, hoặc một hộ gia đình có thể thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy đăng ký kinh doanh chính là người đại diện cho tất cả những người tham gia. Tuy nhiên người này không được đồng thời là người đại diện của một hộ kinh doanh khác và cũng không được đồng thời là chủ của một doanh nghiệp tư nhân, thành viên của công ty hợp danh nếu không được sự đồng ý của các thành viên còn lại.
Thứ hai là về cách đặt tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh bắt buộc phải có 2 thành tố đó là cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng. Trong đó, thành tố thứ hai được viết bằng các chữ cái có trong bảng tiếng Việt, các chữ F,J,Z,W có thể kèm theo chữ số hoặc các ký hiệu đi kèm. Ngoài ra, khi đặt tên hộ kinh doanh cũng cần tránh đặt tên riêng có cụm từ gồm: “công ty”, “doanh nghiệp” vì gây ra hiểu nhầm về loại hình kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh không được đặt trùng với tên của hộ kinh doanh đã đăng ký trước đó trong phạm vi huyện. Trong trường hợp trong cùng phạm vi huyện, có hộ kinh doanh khác đặt tên tương tự thì chuyên viên xử lý hồ sơ sẽ yêu cầu bạn phải thay đổi tên khác cho hộ kinh doanh.
Thứ ba là về địa điểm đăng ký kinh doanh
Cũng theo Nghị định 01/2021 của Chính phủ thì một hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm, không được thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh hay văn phòng đại diện như Công ty. Trường hợp kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký thì phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường trực thuộc.
Thứ tư là lưu ý về vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hiện nay thì pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên bạn cần biết trách nhiệm của hộ kinh doanh là vô hạn, vì thế khi đăng ký vốn điều lệ, hãy cân nhắc số vốn dựa trên khả năng tài chính cũng như quy mô kinh doanh để hạn chế rủi ro sau này.
Thứ năm là về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lao động tối đa là 9 người. Nếu như có từ 10 lao động thì sẽ phải chuyển đổi loại hình kinh doanh sang doanh nghiệp theo quy định.
Cuối cùng là hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
(2) Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
(3) Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
- Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
(1) Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
(2) Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
(3) Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
(4) Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
(5) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể không quá khó nhưng cũng dễ phát sinh một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Do đó Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hy vọng với 5 lưu ý trên đây, bạn sẽ biết thêm những thông tin bổ ích cho thủ tục thành lập hộ kinh doanh của mình.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phan Thị Thanh An ; Ngày viết: 7/8/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-------------------------------------------------------------------------------------
Các bài viết liên quan:
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp