Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Những điều cần nắm rõ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

NHỮNG ĐIỀU CẦN NẮM RÕ TRONG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Xã hội ngày càng phát triển thì việc chuyển giao công nghệ càng sôi động. Nhưng cũng chính vì thế mà đòi hỏi các cá nhân tổ chức tham gia vào quan hệ xã hội này cần nắm rõ về hợp đồng chuyển giao công nghệ.

1. Chuyển giao công nghệ là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ 2017 thì:

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Trong đó:

- Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

2. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ

Theo Điều 23 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định thì nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:

- Tên công nghệ được chuyển giao.

- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.

- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

- Phương thức chuyển giao công nghệ.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Giá, phương thức thanh toán.

- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).

- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.

- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.

- Phạt vi phạm hợp đồng.

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

- Cơ quan giải quyết tranh chấp.

- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NẮM RÕ TRONG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

3. Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Theo điều 24 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định về thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:

- Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ. Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật chuyển giao công nghệ có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ

Căn cứ Điều 25 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định thì bên giao công nghệ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

4.1. Bên giao công nghệ có quyền sau đây:

- Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

- Được thanh toán đầy đủ và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;

- Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Bên giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:

- Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị hạn chế bởi bên thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

- Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;

- Thông báo cho bên nhận công nghệ và thực hiện các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật của công nghệ được chuyển giao làm cho kết quả chuyển giao công nghệ có khả năng không đúng cam kết trong hợp đồng;

- Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ

Theo Điều 26 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định thì bên nhận công nghệ có những quyền và nghĩa vụ dưới đây:

5.1. Bên nhận công nghệ có quyền sau đây:

- Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;

- Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

5.2. Bên nhận công nghệ có nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

- Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;

- Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những điều cần nắm rõ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Anh chị tham khảo để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc lập hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thực tế phức tạp hơn nhiều nên để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình anh chị cần liên hệ Luật sư để được tư vấn chi tiết hơn.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trịnh Đăng Dương/265; Ngày viết: 10/05/2024)

_________________________________________________

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Các bài viết liên quan:

- Tư vấn về chuyển giao công nghệ

- Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

- Tư vấn về đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

- Những lợi ích khi được luật sư tư vấn về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

- Tại sao nên mời Luật sư tư vấn về đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ



Gọi ngay

Zalo