Có được thừa kế tài sản khi đang ở nước ngoài không?
Có được thừa kế tài sản khi đang ở nước ngoài không?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc định cư, sinh sống và làm việc tại nước ngoài ngày càng phổ biến. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao, tính đến nm 2023 có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Bên cạnh những lợi ích đạt được, kéo theo đó là những câu hỏi, băn khoăn về quyền lợi của những cá nhân này so với người định cư trong nước có gì giống và khác nhau đặc biệt là vấn đề về thừa kế và phân chia di sản thừa kế. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho chúng ta vấn đề có được thừa kế tài sản khi đang ở nước ngoài không?
1. Các hình thức thừa kế
Có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
1.1. Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện
- Đối với người lập di chúc
+ Người lập di chúc phải là người thành niên ( từ đủ mười tám tuổi trở lên). Trường hợp người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi muốn lập di chúc phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc
+ Có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
+ Minh mẫn và sáng suốt trong khi lập di chúc
- Đối với nội dung di chúc
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Điều kiện về tính tự nguyện của người lập di chúc: người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
- Đáp ứng điều kiện về hình thức của di chúc
+ Đối với di chúc miệng quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự.
+ Đối với di chúc bằng văn bản quy định tại Điều 628 đến Điều 639 Bộ Luật dân sự.
1.2. Thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Áp dụng trong trường hợp không có di chúc
+ Áp dụng trong trường hợp di chúc không hợp pháp
+ Áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc
+ Áp dụng khi người thừa kế không còn
+ Áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Điều kiện để được nhận thừa kế.
Theo quy định của pháp luật, cá nhân để trở thành người thừa kế và hưởng di sản phải đáp ứng các điều kiện:
- Cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bao gồm:
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Trong trường hợp cá nhân thuộc một trong các trường hợp trên nhưng người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì cá nhân vẫn được hưởng di sản.
- Không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật ( trừ trường hợp người thừa kế là người được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của người chết đã xác định được hưởng 2/3 một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật)
3. Đang ở nước ngoài có được thừa kế tài sản không?
Từ những phân tích trên có thể thấy, nếu cá nhân đang ở nước ngoài nhưng đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng thừa kế thì cá nhân đó vẫn được thừa kế tài sản. Tuy nhiên, đối với trường hợp tài sản thừa kế là bất động sản thì đối với người đang cư trú ở nước ngoài sẽ có những quy định đặc thù.
Theo quy định Luật Đất đai về thừa kế quyền sử dụng đất, trường hợp người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng trên thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Điều kiện người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
+ Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định cụ thể tại Điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Ngô Minh Ánh; Ngày viết: 17/09/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
______________________________________________
Các bài viết liên quan
thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
có quyền được từ chối di sản thừa kế không
dịch vụ khai nhận di sản thừa kế
thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất