Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Xuất khẩu lao động nhưng bị ngược đãi thì phải làm sao?

Xuất khẩu lao động nhưng bị ngược đãi thì phải làm sao?

Trong xã hội hội nhập như ngày hôm nay thì việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia đều rất quan trọng, khi nền kinh tế của quốc gia phát triển thì đồng thời mức sống của người dân trong quốc gia đó cũng được nâng lên. Các quốc gia phát triển là các quốc gia có nền kinh tế ổn định, mức sống nhân dân cao những phải đối mặt với nguy cơ dân số già càng lớn, bên cạnh đó những nước đang phát triển lại ngược lại, mức sống ở các quốc gia này không cao, có nhiều người có mức sống kém và thất nghiệp. Chính cơ hội xuất khẩu lao động là cách để cho những nước đang phát triển có cơ hội đưa nguồn lao động của nước mình ra nước ngoài để tăng cơ hội có việc làm đối với những người chưa có việc làm. Bên cạnh đó thì những được xuất khẩu lao động ra nước ngoài sẽ phải chịu những rủi ro bị ngước đãi, không được bảo về lợi ích của bản thân khi ra nước ngoài bên cạnh những lợi ích mà xuất khẩu lao động mang lại.

Xuất khẩu lao động nhưng bị ngược đãi thì phải làm sao?

1. Xuất khẩu lao động là gì ?

- Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì xuất khẩu lao động được hiểu là việc người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam

Hình thức xuất lao động có thể được thông qua các bản hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài, nhà tuyển dụng nước ngoài.

Căn cứ tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định hiện nay có 3 hình thức để người lao động có thể ra nước ngoài lao động:

- Thông qua thỏa thuận văn bản đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động kí với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhận.

- Thông qua thỏa thuận văn bản đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động kí với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

- Thông qua thỏa thuận văn bản đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động kí với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

2. Điều kiện để người lao động xuất khẩu lao động?

- Căn cứ tại điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì để được xuất khẩu lao động ra nước ngoài thì người lao động phải có các điều kiện sau:

+ Người đủ từ 18 tuổi là công dân cư trú tại Việt Nam.

+ Người có đủ năng lực hành vi dân sự.

+ Có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, có sự tự nguyện.

+ Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu nhà tuyển dụng nước ngoài tiếp nhận lao động.

+ Có đủ trình độ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kĩ năng nghề và các điều kiện khác mà tổ chức, doanh nghiệp, người lao động nước ngoài yêu cầu.

+ Trong trường hợp được xuất cảnh, không bị tạm hoãn cảnh theo quy định tại Việt Nam.

+ Có hợp đồng giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài.

+ Có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động.

3. Người lao động xuất khẩu ra nước ngoài bị ngược đãi thì phải làm gì?

- Căn cứ Điều 4 và Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì người lao động có quyền lợi được bảo vệ, có các chính sách hỗ trợ khi xuất khẩu lao động ra nước ngoài:

+ Khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuận khi làm việc tại nước ngoài.

+ Bảo hộ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài.

+ Mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ người lao động làm việc tại nước ngoài.

+ Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử đối với người lao động xuất khẩu nước ngoài.

+ Người lao động có quyền được cung cấp về các thông tin, chính sách về lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài.

+ Người xuất khẩu lao động được tư vấn về chế độ lương, được bảo hộ, bảo vệ lợi ích của bản thân.

+ Trong trường hợp bị ngược đãi hoặc có những hành vi làm ảnh hưởng đền sức khỏa và tinh thân từ người sử dụng lao động nước ngoài đối với người lao động Việt Nam thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

- Căn cứ điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì người lao động đi lao động tại nước ngoài bị ngược đã có quyền liên hệ với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa người lao động ra nước ngoài làm việc để nhận được quyền được bảo vệ lợi ích của mình.

- Trong trường hợp công ty dịch vụ đưa lao động xuất khẩu nước ngoài không từ chối giải quyết thì người lao động có quyền khiếu nại và hành vi của doanh nghiệp đó khi bản thân bị ngược đãi bởi doanh nghiệp nước ngoài.

- Căn cứ theo quy định Điều 17 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì người lao động có quyền được khiếu nại doanh nghiệp nước ngoài đang thuê mình lần 1 với doanh nghiệp đã xuất khẩu lao động lần 2 với Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Quỳnh Trang ; Ngày viết:10/09/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

_______________________________________________________

Bài viết có liên quan:

- Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

- Tư vấn thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động;

- Tư vấn về tranh chấp quyền của người xuất khẩu lao động khi công ty môi giới đóng cửa;



Gọi ngay

Zalo