Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN VỀ TRANH CHẤP KHI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT VÀ LÀM THÊM GIỜ

TƯ VẤN VỀ TRANH CHẤP KHI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT VÀ LÀM THÊM GIỜ

Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật? Khi thuộc một trong các trường hợp bị coi là trái pháp luật, người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ gì? Đồng thời nếu người lao động bị rơi vào hoàn cảnh làm thêm giờ thì phải xử lý như thế nào? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn, hướng dẫn cho bạn để giải quyết được những khó khăn bạn gặp phải khi có tranh chấp trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý.

- Bộ luật Lao động 2012;

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.


II. Nội dung tư vấn.

1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp người lao động hoặc người lao động tự mình chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động đã được hai bên thỏa thuận, giao kết. Tất cả các điều khoản trong hợp đồng không còn là căn cứ để các bên bắt buộc thực hiện. Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các trường hợp mà pháp luật cho phép mỗi bên được quyền đơn phương chấm dứt.

Vậy hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì?

a. Đối với người sử dụng lao động.

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc: Ngoài khoản tiền bồi thường là 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý: Người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc. Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc: Người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Lưu ý: Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

b. Đối với người lao động.

- Người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước và phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

2. Vi phạm quy định làm thêm giờ theo luật lao động.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ưngứng đủ các điều kiện sau đây:

- Được sự đồng ý của người lao động.

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.

- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

3. Xử lý tranh chấp xẩy ra.

Vấn đề tranh chấp giữa người lao động và người lao động là vấn đề khá nhạy cảm do mối quan hệ của hai chủ thể này do vậy, để giải quyết vấn đề này mà sau khi tranh chấp lao động được giải quyết người lao động vẫn trở lạo làm việc bình thường thì bạn cũng như những người lao động của công ty có quyền yêu cầu công đoàn cơ sở đại diện cho những người lao động trong công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thểtheo quy định tại Mục 2 Chương V Bộ luật lao động 2012.

Nếu thương lượng không thànhthì người lao động có thể thông qua tổ chức đại diện cho tổ chức mình là tổ chức công đoàn tiến hành các thủ tục để đình công theo Mục 4 Chương XIV Bộ luật lao động năm 2012. Hoặc nếu thương lượng hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có thể yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân huyện giải quyết theo điều 204, 205 vì đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và àm thêm giờ một cách bao quát, giúp người lao động xử lý nhanh chóng và có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách dễ dàng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết, Công ty Luật HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn./.

(Hồng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn về những việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động

- Người sử dụng lao động đơn phuương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tư vấn về tranh chấp lao động cá nhân

- Tranh chấp lao động cá nhân và trình tự thủ tục giải quyết



Gọi ngay

Zalo