TƯ VẤN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI
TƯ VẤN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI
Người lao động nữ đang mai thai sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi tham gia lao động. Tuy nhiên, lao động nữ đang mang thì trong một số trường hợp lại lợi dụng điều đó để gây cản trở, áp lực công việc cho công ty. Vậy trong tình huống đó, người sử dụng lao động phải làm như thế nào để có thể chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khắn trong bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý.
- Bộ luật Lao động năm 2012;
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động năm 2012 về chính sách với lao động nữ.
II. Nội dung tư vấn.
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đặc biệt quan tâm đến lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ đang mang thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như trong Bộ luật Lao động có chế độ bảo vệ thai sản với lao động nữ, cụ thể:
- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do: Kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trừ trường hợp người sử dụng lao động chết, mất khả năng dân sự, mất tích hoặc người lao động là cá nhân chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Thứ hai, theo quy định của Bộ luật lao động người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động trong những trường hợp sau:
- Người lao động không thường xuyên hoàn thành công việc theo cam kết;
-Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi người lao động bình phục thì người lao động được tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.
- Do hoàn cảnh bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn,... mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải hạn chế sản xuất, giảm chỗ làm việc nên buộc phải chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Thứ ba, trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động trước pháp luật không vi phạm pháp luật, người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản như sau:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ tư, hợp đồng đối với lao động nữ mang thai sẽ chấm dứt khi hợp đồng này hết thời hạn. Khi đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ít nhất trước 15 ngày.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có cần thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài không quá 30 ngày.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác cho người lao động.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai một cách bao quát, giúp người lao động xử lý nhanh chóng và có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách dễ dàng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết, Công ty Luật HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn./.
(Hồng)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tư vấn quyền lợi cho lao động nữ khi mang thai;
- Quy định của luật bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản;
- Tư vấn về những việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động.