TƯ VẤN TRANH CHẤP BUỘC BỒI HOÀN KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TƯ VẤN TRANH CHẤP BUỘC BỒI HOÀN KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Để có nguồn nhân lực dồi dào vào giàu kinh nghiệm, các "ông chủ" không chỉ đi tìm thị thường nhân công rẻ, trẻ mà còn tìm một nguồn nhân công có trình độ kinh nghiệm phục vụ cho chất lượng lao động mà người sử dụng lao động mong muốn. Từ đó người sử dụng lao động đã sử dụng một nguồn vốn khá lớn để mở ra các chương trình đào tạo. Khi thực hiện đào tạo người lao động phải cam kết thời gian làm việc tại công ty sau khi kết thức thời gian đào tạo. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu người lao động không làm việc đúng thời hạn như cam kết thì có phải hoàn trả phí đào tạo hay không, và người sử dụng lao động phải làm gì để có thể giải quyết tranh chấp buộc bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người sử dụng lao động? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn, hướng dẫncho bạn để giải quyết được những khó khăn bạn gặp phải khi có tranh chấp trong bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý.
- Bộ luật lao động năm 2012;
- Bộ luật dân sự năm 2014;
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
II. Nội dung pháp lý.
1. Người lao động có phải bồi thường chi phí đào tạo ?
* Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật lao dộng năm 2012 đã quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữ người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề, cụ thể:
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau: Nghề đào tạo; địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;chi phí đào tạo; thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; trách nhiệm hoàn trả phí đào tạo và trách nhiệm của người sử dụng lao động.
- Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chicó chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trọ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Như vậy, khi giao kết hợp đồng đào tạo với người lao động, người sử dụng lao động cần nêu rõ các chi phí đào tạo để thuận lợi hơn nếu phải buộc người lao động hoàn trả chi phí đào tạo. Trong thời gian đào tạo, nếu các đối tượng này được trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.Hết thời hạn đào tọ, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động nếu thỏa mãn các điều kiện của nhau.
* Thứ hai, khi người lao động không thực hiện theo như cam kết đào tạo hay chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Cụ thể:
- Theo quy định tại Điều 6 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, người lao động tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. Do vậy, trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động chỉ pahst sinh khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn làm việc được cam kết trong hợp đồng đào tạo.
- Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012, nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định của Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012.
Kết luận, cơ sở để doanh nghiệp có thể yêu cầu người lao động hoàn trả chi phí đào tạo là thỏa thuận cam kết mà các bên đã thỏa thuận về trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo mà hai bên ký kết.
2. Giải quyết tranh chấp buộc bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Trong trường hợp người lao động vi phạm cam kết hợp đồng đào tạo thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi hoàn chi phí đào tạo. Nên để bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, người sử dụng lao động có thể tham gia thỏa thỏa thuận và yêu cầu người lao động bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định pháp luật. Nếu không thỏa thuận được, người sử dụng lao động có thể khởi kiện lên Tòa án yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện thì buộc tranh chấp phải thông qua hòa giải theo quy định Bộ luật lao động năm 2012.
* Bước 1: Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
+ Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành .
+ Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa gảii không thành phải được gửi cho bên tranh chấp trong thòi hạ 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
* Bước 2: Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao dộng năm 2012 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân cần lưu ý:
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (trong trường hợp này là người sử dụng lao động).
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho quyền và lượi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (trong trường hợp này là người sử dụng lao động).
Sau đó, nếu hòa giải thành mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đúng người sử dụng lao động có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tranh chấp bồi hoàn chi phí đào tạo một cách bao quát, giúp người sử dụng lao động xử lý nhanh chóng và có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách dễ dàng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết, Công ty Luật HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn./.
(Hồng)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tư vấn về tranh chấp lao động cá nhân
- Tranh chấp lao động cá nhân và trình tự thủ tục giải quyết