TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GIÚP VIỆC TRONG GIA ĐÌNH
TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GIÚP VIỆC TRONG GIA ĐÌNH
Người giúp việc trong gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, người giúp việc luôn gặp những trường hợp tranh chấp với chủ nhà và gặp phần yếu thế khi họ không hiểu rõ về quyền lợi của mình. Vậy làm sao để giải quyết tranh chấp đó? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khắn trong bài viết dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý.
- Bộ luật lao động năm 2012;
- Nghị định số 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình;
- Thông tư số 19/2014/TTTBLĐTBXHquy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình.
II. Nội dung tư vấn.
1. Quyền lợi của người giúp việc trong gia đình.
Pháp luật nước ta đã cón một số quy định cụ thể bảo vệ quyền lợi của người giúp việc gia đình, tuy nhiên nhiều chủ nhà vẫn làm ngơ. Căn cứ quy định của Bộ luật lao động năm 2012, người giúp việc được hưởng những quyền lợi sau:
- Người lao động đó có thể sống hoặc không sống tại gia đình của gia chủ;
- Công việc của họ rất đa dạng, có thể là nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, người bệnh, người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
- Người sử dụng lao động buộc phải ký kết hợp đồng bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
- Mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định áp dụng đói với địa bàn nơi người lao động làm việc.
- Theo Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH quy định nếu người giúp việc làm thêm giờ ( ngoài thời gian thỏa thuận hoặc ngày lễ/tết) sẽ được tra lương cao. Đối với người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ngày thường, thì sẽ được trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo giờ làm việc. Nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần, thì được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc. Đối với người giúp việc làm việc vào ngày nghỉ lễ/tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo ngày làm việc chưa kể tiền lương của ngày lễ/tết có hưởng lương. Ngoài ra, người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ban đêm thì ngoài tiền lương được hưởng như trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo giờ của ngày làm việc bình thường, hoặc tiền lương của ngày nghỉ hàng tuần, hoặc của ngày lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Người sử dụng lao động sẽ bị phạt cảnh cáo nếu không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình, hoặc không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú (trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn). Đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình, người chủ sẽ bị phạt tiền tối đa đến 15 triệu đồng.
2. Giải quyết tranh chấp lao động đối với lao động giúp việc trong gia đình.
Khi xảy ra các tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động thì trước hết các bên phải thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp để giải quyết tranh chấp. Nếu tiến hành thương lượng, hòa giải không thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tới các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi xảy ra tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữa người lao động với thành viên trong hộ gia đình, người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau thương lượng, giải quyết. Trường hợp một trong hai bên không thống nhất thì có thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp của hỏa giải viên lao động.
* Bước 1: Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành .
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa gảii không thành phải được gửi cho bên tranh chấp trong thòi hạ 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
* Bước 2: Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao dộng năm 2012 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân cần lưu ý:
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho quyền và lượi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Sau đó, nếu hòa giải thành mà người sử dụng lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đúng người giúp việc có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về giải quyết tranh chấp đòi quyền lợi của người giúp việc một cách bao quát, giúp người lao động xử lý nhanh chóng và có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách dễ dàng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết, Công ty Luật HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn./.
(Hồng)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tư vấn về tranh chấp lao động cá nhân
- Tranh chấp lao động cá nhân và trình tự thủ tục giải quyết