Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC PHÉP ĐẾN MUỘN, VỀ SỚM NHƯNG VẪN NHẬN ĐỦ LƯƠNG

Hầu hết người lao động đều phải tuân thủ thời giờ làm việc theo đúng nội quy lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp người lao động được đi làm muộn hơn hoặc về sớm hơn mà vẫn nhận đủ lương vậy trong trường hợp nào sẽ được nhận đủ lương? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Lao động năm 2019

II. Nội dung tư vấn

1. Quy định của pháp luật về tiền lương

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

2. Những trường hợp được phép đến muộn, về sớm nhưng vẫn nhận đủ lương

a, Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Căn theo khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

b, Lao động nữ trong thời gian hành kinh

Căn theo khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Với quyền lợi này, lao động nữ sẽ được đi muộn hoặc về sớm 30 phút so với giờ làm việc thông thường trong suốt thời gian hành kinh trong tháng. Quy định này nhằm đảm bảo sức khỏe cho những lao động trong ngày “đèn đỏ”, nhưng trên thực tế rất khó áp dụng, do người lao động e ngại việc “khai báo” với người sử dụng lao động để được hưởng quyền lợi.

c, Trường hợp khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động

Trên thực tế, có nhiều trường hợp khác người lao động được đi muộn, về sớm mà vẫn hưởng nguyên lương. Điển hình như trường hợp bị ốm, có việc riêng đột xuất, hoặc trường hợp khác (tắc đường, hỏng xe...), người lao động xin phép người sử dụng lao động được đi muộn, hoặc về sớm mà vẫn được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.

Thông thường, những trường hợp này đều được đề cập trong thỏa ước lao động, nội quy lao động của doanh nghiệp.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi giải đáp băn khoăn về tiền lương của người lao động trong trường hợp đến muộn về sớm. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đức Cường)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Làm thêm giờ được trả bao nhiêu phần trăm lương

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng lương hay không?

Trường hợp ngừng việc người lao động được hưởng lương như thế nào?



Gọi ngay

Zalo