Tranh chấp lao động: Quy định và cách giải quyết
Tranh chấp lao động: Quy định và cách giải quyết
Tranh chấp lao động là một vấn đề quan trọng trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, thường phát sinh khi có sự bất đồng về quyền lợi, điều kiện làm việc, lương bổng, hoặc các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng lao động. Những mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân mà còn tác động đến sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Quy định pháp luật về tranh chấp lao động đã được xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đồng thời tạo ra cơ chế giải quyết hiệu quả. Việc hiểu rõ các quy định này và phương thức giải quyết tranh chấp là điều cần thiết, không chỉ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì môi trường làm việc hài hòa. Bài viết này sẽ đi sâu vào các quy định pháp luật hiện hành và các cách thức giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam.
1. Tranh chấp lao động là gì?
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Có 02 loại tranh chấp lao động, bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp:
Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
+ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động.
2.1. Giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên trực tiếp gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng mà không cần sự tham gia của bên thứ ba. Thực chất của thương lượng chính là tự giải quyết vấn đề mà không cần sự trợ giúp của chủ thể thứ ba. Trong quá trình thương lượng, các bên sẽ cùng nhau xem xét, bàn bạc về các khả năng để đi đến giải quyết các vấn đề bất đồng, tạo ra sự mềm dẻo, linh hoạt không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý hay những quy định cứng nhắc về trình tự, thủ tục. Trước những ưu điểm của mình như ít tốn kém về thời gian, tài chính, phức tạp về thủ tục, trình tự và hiệu quả khả thi của kết quả thương lượng, pháp luật khuyến cáo các bên sử dụng phương thức này trước khi quyết định sử dụng các phương thức giải quyết khác.
2.2. Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải
Nếu như thương lượng trực tiếp chỉ có hai bên chủ thể với sự tự do ý chí thì hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải chính là quá trình các bên tranh chấp tự thương lượng với sự giúp đỡ của người thứ ba trung lập để giải quyết tranh chấp lao động phát sinh giữa họ. Người thứ ba thực hiện hòa giải có thể được xác định là cá nhân hoặc tố chức, không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và có hiểu biết về vấn đề lao động – xã hội, pháp luật cũng như có kĩ năng hòa giải. Với vai trò quan trọng của mình và là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và hiệu quả, hòa giải tranh chấp lao động thường được xác định là một bước, một thủ tục trong trình tự giải quyết tranh chấp lao động.
2.3. Giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục trọng tài
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp trong hòa bình với sự tham gia của bên thứ ba khách quan, công bằng, chính trực bằng việc đưa ra quyết định về vụ việc đối với cả hai bên tranh chấp. Phán quyết của trọng tài có thể mang tính khuyến nghị hoặc bắt buộc các bên có nghĩa vụ thực hiện tùy quy định pháp luật mỗi quốc gia. Trước đây, trọng tài lao động là phương thức giải quyết bắt buộc trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Hiện nay, việc yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp là hoàn toàn tự nguyện, trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. Nếu như ở phương thức thương lượng, hòa giải, kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các bên tranh chấp thì ở trọng tài lao động, ngoài việc mềm dẻo theo yêu cầu, điều kiện của các bên thì trọng tài còn có quyền quyết định về vụ việc, quyết định của trọng tài có thể có giá trị chung thẩm tùy thuộc pháp luật mỗi quốc gia.
2.4. Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án.
Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án là phương thức giải quyết do tòa án, với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định và phán quyết của tòa án được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Đây là phương thức được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ, thực hiện bởi hệ thống tòa án nhân dân là cơ quan nằm trong hệ thống các cơ quan tư pháp, nhân danh nhà nước, bằng pháp luật giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp lao động nói riêng. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án cũng có những hạn chế nhất định về thời gian giải quyết có thể kéo dài với nhiều cấp xét xử theo thủ tục tố tụng, chi phí tốn kém, thù lao trong trường hợp thuê luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp, căng thẳng sau khi giải quyết,...
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Ngô Minh Ánh; Ngày viết: 29/10/2024)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: [email protected]
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
________________________________________________________
Các bài viết liên quan
- lưu ý gì khi xử lý kỷ luật lao động tại Doanh nghiệp?
- có cần luật sư tư vấn khi nhân viên nữ đang nghỉ thai sản mà bị sa thải không?
- những lợi ích khi được Luật sư tư vấn về sa thải người lao động đối với doanh nghiệp
- những điều cần biết để bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp lao động với công ty
- tại sao nên thuê luật sư khi giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài?