TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÓ NHẤT THIẾT PHẢI HÒA GIẢI?
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÓ NHẤT THIẾT PHẢI HÒA GIẢI?
Quan hệ lao động nói riêng và các quan hệ khác nói chung không thể tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp. Tranh chấp gần như đã là một yếu tố không thể không có và rất dễ xảy ra. Giống như đa số các quan hệ khác, tranh chấp lao động cũng cần phải qua bước hòa giải. Tuy nhiên, có những tranh chấp lao động không nhất thiết phải qua thủ tục này.
I. Tranh chấp lao động và hòa giải:
Như đã đề cập ở trên, tranh chấp lao động là một vấn đề thường xuyên xảy ra trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động có thể là dạng tranh chấp cá nhân hoặc tranh chấp tập thể. Bất cứ sự tranh chấp nào cũng xuất phát từ những mâu thuẫn, và khi mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm thì tranh chấp ấy cần có sự can thiệp nhất định.
Trước bất cứ sự tranh chấp hay mâu thuẫn nào thì việc hòa giải là điều rất cần thiết. Hòa giải không chỉ khiến cho sự mâu thuẫn được giảm bớt mà còn giúp ích cho các bên bớt tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Vì hòa giải có vai trò nhất định trong quá trình giải quyết tranh chấp, nên gần như bất cứ loại tranh chấp nào, hòa giải cũng là bước đầu tiên được đề nghị xem xét. Tuy nhiên, đôi khi việc áp dụng giai đoạn hòa giải vào tất các dạng tranh chấp dễ gây ra sự máy móc, và có thể không phù hợp với cách thức muốn xử lí của một số cá nhân, tổ chức. Do vậy, sự hiểu biết pháp luật về các trường hợp tranh chấp không cần đến thủ tục hòa giải sẽ rất hữu ích.
II. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động:
Căn cứ: Điều 201 và Điều 203 Bộ luật Lao động 2012
Tùy vào từng loại tranh chấp lao động mà các bên trong quan hệ lao động có thể yêu cầu các cá nhân, cơ quan có thể quyền giải quyết. Theo đó, có tất cả 04 phương thức giải quyết tranh chấp lao động:
- Hòa giải viên lao động;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện);
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
III. Các trường hợp giải quyết tranh chấp không cần thông qua hòa giải:
Theo lý luận thì trước khi giải quyết mỗi tranh chấp, bước đầu tiên là cần thông qua giai đoạn hòa giải. Tuy nhiên, đối chiếu trên thực tế, rất nhiều những tình huống mang tính chất rất phức tạp mà hòa giải viên không thể đảm đương nổi. Nếu giải quyết tranh chấp bằng phương thức này thì sẽ gây ra nhiều bất lợi, đặc biệt là đối với bên người lao động là một bên yếu thế hơn bên còn lại.
Chính vì vậy, pháp luật cũng có sự “nới lỏng” cho các trường hợp liệt kê dưới đây không nhất thiết phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải:
- Tranh chấp khi bị xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Tranh chấp về BHXH, BHYT
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nhìn chung, bất cứ sự tranh chấp nào mà đều có thể dùng hòa giải để giải quyết thì đã không gọi là tranh chấp lớn. Có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả thì có thể lược bỏ sự rườm rà trong thủ tục giải quyết vẫn là tốt nhất.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các trường hợp không nhất thiết phải giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục hòa giải.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------