THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Trong quan hệ lao động, việc xảy ra các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động là khó tránh khỏi. Khi xảy ra tranh chấp, các bên phải tiến hành giải quyết tranh chấp để đảm bảo lợi ích cũng như thiệt hại có thể xảy ra. Pháp luật cũng đã có quy định về thời hạn giải quyết tranh chấp lao động. Vậy cụ thể quy định của pháp luật đối với vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Cơ sở pháp lý
Bộ luật lao động 2012
II. Nội dung tư vấn
1. Khái niệm tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Nói cách khác, tranh chấp lao động là những mâu thuẫn bất đồng không thể tự dàn xếp được giữa cá nhân hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được chia theo tranh chấp cá nhân-tranh chấp tập thể
* Đối với tranh chấp cá nhân:
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 có 2 cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động:
- Hòa giải viên lao động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp.Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
- Tòa án
Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
* Đối với tranh chấp tập thể
- Hòa giải viên
Sau bước hòa giải , Chủ tịch UBND huyện phải xem xét về nội dung của vụ tranh chấp tập thể, nếu vụ tranh chấp tập thể về quyền thì do Chủ tịch UBND huyện giải quyết còn nếu là vụ tranh chấp tập thể về lợi ích thì sẽ do Hội đồng trọng tài lao động đảm nhận
- Đối với tranh chấp tập thể về quyền
+ Chủ tịch UBND cấp huyện
+ Tòa án nhân dân
- Đối với tranh chấp tập thể về lợi ích: Hội đồng trọng tài
3. Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động
Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động được quy định dựa trên phương thức hai bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp
Thương lượng: Pháp luật chưa có quy định về thời gian thương lượng
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên
Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải (trừ những trường hợp không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải)
* Đối với tranh chấp lao động cá nhân, nếu hai bên hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không làm theo thỏa thuận trong biễn bản hòa giải thì mỗi bên có quyền gửi đơn lên Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật dân sự để giải quyết
* Đối với tranh chấp lao động tập thể, khi hòa giải không thành hoặc các bên không tham gia hòa giải có thể giải quyết thông qua Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Hội đồng trọng tài
- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp lao động về quyền không quá 12 ngày
- Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích không quá 14 ngày
Trường hợp hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện hoặc hòa giải không thành thì pháp luật còn cho phép tập thể lao động được đình công để giải quyết tranh chấp.
* Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án
Đối với vụ tranh chấp lao động thông thường (cấp sơ thẩm, không tạm hoãn, tạm ngừng, không bị kháng cáo, kháng nghị) thì mất khoảng 06 tháng để được giải quyết
Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân trong thời hạn 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thời hạn giải quyết tranh chấp lao động . Để nắm rõ các vấn đề liên quan tới vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
( Kim Anh )
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại và trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động
Khi nào người lao động bồi thường thiệt hài cho người sử dụng lao động